Tiểu sử Xuân Giao
Profile/ Tiểu sử Xuân Giao
Nhạc sĩ: Xuân Giao
Tên thật/ tên đầy đủ: Trương Xuân Giao
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 1932
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Ông bắt đầu con đường âm nhạc từ một diễn viên hát giọng nam trầm của Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị. Từ năm 1960 là cán bộ biên tập Nhà Xuất bản Âm nhạc. Vừa làm công tác biên tập vừa sáng tác, ông đã có nhiều ca khúc nổi tiếng, đặc biệt là trong Kháng chiến chống Mỹ : Bài ca biên phòng, Giữ biển trời Quảng Bình-V ĩnhLinh, Đi tới những chân trời, Cô gái mở đường, Chào sông Mã anh hùng... Cho thiếu nhi ông có : Em mơ gặp Bác Hồ, Em yêu Thủ đô... TƯ LIỆU : Bài viết của nhà báo Xuân Ba : " Sau này nhiều người, có lẽ cũng vì quý mến lẫn hâm mộ nhạc sĩ Xuân Giao đã phỏng đoán đại loại, những ngày Hàm Rồng Nam Ngạn sôi lên dưới mưa bom bão đạn, không quân Mỹ bất lực trước lưới lửa dày đặc phòng không của quân dân Hàm Rồng - sông Mã đã thôi thúc Xuân Giao viết nên Chào sông Mã anh hùng vừa lãng mạn, vừa hào hùng. Ta chào sông Mã kiên cường đời đời/Chào cô dân quân giữ quê nhà/Cho thuyền lướt trên nước sông trời thu trong xanh/ơi!Đất quê anh hùng vùi chốn nơi đây xác bao giặc Mỹ .v.v... Cũng đúng, cũng phải cả thôi. Nhưng cái năm đã lâu theo chân anh bạn đồng nghiệp gọi nhạc sĩ Xuân Giao bằng bác ruột đến nhà riêng của nhạc sĩ trong khu tập thể nghèo hồ Kim Ngưu, tôi được tường thêm hoàn cảnh sáng tác ca khúc nổi tiếng Em mơ gặp Bác Hồ viết năm 1969. Ông viết ca khúc này sau khi Bác Hồ mất ít ngày, trong ngôi nhà cũ của gia đình tại 417 phố Bạch Mai.
Chân dung nhạc sĩ Xuân Giao qua nét vẽ của Văn Cao Lại được biết, sinh ra ở đất Như Quỳnh, Hưng Yên nhưng Trương Xuân Giao đã trưởng thành ở đất Kiến An, Hải Phòng. Xuân Giao nhập với phong trào Hướng đạo Sinh rồi chịu ảnh hưởng sự giáo dục và âm nhạc của nhạc sĩ tài danh đất Hải Phòng khi đó là nhạc sĩ Hoàng Quý. Từ một học viên 19 tuổi, quân số thuộc đại đội C510 Khóa VI (1950-1952) của Trường Lục quân, những nẻo đường trận mạc đã đưa người chiến sĩ trẻ Xuân Giao đến nhiều địa danh miền Bắc trong đó có vùng đất Hồi Xuân, La Hán của miền tây Thanh Hóa. Hồi ấy vùng thượng nguồn sông Mã này còn hoang vu. Những thiếu thốn đói khát bệnh sốt rét đến đái ra máu, đến trọc đầu nhưng không dập tắt được những giờ phút lãng mạn của người chiến sĩ trẻ Xuân Giao. Khung cảnh đơn sơ hùng vĩ của vùng thượng lưu sông Mã của xứ Thanh, ngược lên không xa dòng sông hãy còn những đoạn quanh co khúc khuỷu xuôi một thôi đường ở địa phận Hồi Xuân là một dòng chảy mênh mang. Bản thân chiều dài của dòng sông Mã, chỉ riêng chảy qua địa phận xứ Thanh, những độ thác ghềnh nông sâu đã là tiềm ẩn là hơi hướng của một thứ tráng ca. Ngồi chuyện với nhạc sĩ, trong lúc nghe ông nhẩn nha một vài hồi ức chợt nghĩ không biết thời trai trẻ ấy, nhạc sĩ có phác thảo những nét nhạc sơ khởi nào về dòng sông Mã ấy không nhưng tôi chắc nếu không viết lên khuông nhạc thì thể nào trong sâu thẳm đã tiềm ẩn một cái chi đó, một thứ bột để gột lên những giai điệu hào sảng của Chào sông Mã anh hùng sau này? Cái thuở ban đầu sông Mã cùng với ký ức sâu đậm của những vùng quê trên những nẻo đường chiến dịch có lẽ đã xui khiến ông có một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Diễn viên hát nhạc trầm của Đoàn văn công Tổng cục Chính trị Xuân Giao đã chuyển sang viết ca khúc? Chiến tranh leo thang của giặc Mỹ lan rộng khắp miền Bắc. Nhiều đoàn nghệ thuật, văn nghệ sĩ thay nhau vào tuyến lửa Khu Tư mà Nam Ngạn, Hàm Rồng là một trọng điểm ác liệt. Như nhiều nhạc sĩ sáng tác khác, nhạc sĩ Xuân Giao năm 1966 rồi năm 1967 đã đến với Hàm Rồng sông Mã. Đến đây đối diện với một Hàm Rồng Nam Ngạn thép cùng sông Mã những ngày máu lửa, những hành động anh hùng từ những con người bình dị bên dòng sông hiền hòa... Những ký ức le lói về một sông Mã mang hơi hướng tráng ca chợt bừng dậy... Nhạc sĩ bộc bạch rằng trên tuyến lửa Khu Tư trở về sau chuyến đi gian nan ấy, về Hà Nội ông hoàn thành ca khúc Chào sông Mã anh hùng khá dễ dàng. Cứ như thể chỉ chép lại những giai điệu, những khúc thức ngay trên đường về đã ăm ắp trong đầu! Tôi để ý đến chiếc đàn măng-đô-lin tòn ten trên đầu giường phòng ngủ của nhạc sĩ. Lại chợt nhớ nhiều nhạc sĩ sáng tác vẫn kè kè chiếc piano sang trọng. Không rõ với những piano hoặc gì gì nữa, sang trọng cồng kềnh bóng bẩy hơn măng-đô-lin (thứ nhạc cụ vốn thông dụng với số đông) đã trợ giúp các nhạc sĩ chế ra những giai điệu khoát hoạt sang trọng sâu sắc tình cảm này khác? Nhưng có lẽ cũng chả nên so sánh thế khi nhạc sĩ Xuân Giao đây không có điều kiện để sắm piano mà thôi. Lại thử nhẩm sơ sơ một con tính. Những Cô gái mở đường, Chào sông Mã anh hùng, Giữ biển trời Vĩnh Linh Quảng Bình, Em mơ gặp Bác Hồ, Đất mỏ anh hùng. Chứng nhận của Chủ tịch nước Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật tặng nhạc sĩ về những ca khúc trên đang ghim trên tường kia thì đã là quý. Nhưng quý hơn, lạ hơn là hàng triệu người Việt, con tim chí ít một lần xao xuyến khi nghe khi cất lên giai điệu của Cô gái mở đường, của Chào sông Mã... thì quả là phần thưởng lớn với nhạc sĩ. Có một anh bạn tuyên huấn xứ Thanh kể lại với tôi, không biết có thật không là, cứ 8 người xứ Thanh thì có một người biết lẫn thuộc toàn bài hoặc một vài giai điệu của Chào sông Mã anh hùng, nếu trúng thì cũng là một sự lạ vậy? Hình như phổ biến rộng lẫn phổ cập thế cũng có một duyên do. Năm 1979, Đài phát thanh truyền hình Thanh Hóa đã lấy Chào sông Mã anh hùng làm nhạc hiệu trước mỗi buổi phát tiếng phát hình. Đài truyền hình, truyền thanh cứ mỗi sáng, cứ mỗi trưa, chiều lại rổn rảng giai điệu đó. Đã ba muơi mốt năm, dân xứ Thanh quen với giai điệu ấy rồi! Mà đâu như ca khúc Chào sông Mã anh hùng còn góp phần bầu nên những ca sĩ vang danh, thành danh như Trung Kiên, Trung Đức, Trọng Tấn... Trong những vật dụng đơn sơ trong nhà nhạc sĩ, có một lọ cắm hoa được chế từ chiếc vỏ đạn 57 ly. Viên đạn của chiếc vỏ đạn này đã vút lên từ những ngày máu lửa ấy. Người nhà nhạc sĩ cho hay, thời điểm lấy Chào sông Mã anh hùng làm nhạc hiệu, Thanh Hóa đã mang ra làm quà..." Xuân Ba
Tên thật/ tên đầy đủ: Trương Xuân Giao
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 1932
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Ông bắt đầu con đường âm nhạc từ một diễn viên hát giọng nam trầm của Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị. Từ năm 1960 là cán bộ biên tập Nhà Xuất bản Âm nhạc. Vừa làm công tác biên tập vừa sáng tác, ông đã có nhiều ca khúc nổi tiếng, đặc biệt là trong Kháng chiến chống Mỹ : Bài ca biên phòng, Giữ biển trời Quảng Bình-V ĩnhLinh, Đi tới những chân trời, Cô gái mở đường, Chào sông Mã anh hùng... Cho thiếu nhi ông có : Em mơ gặp Bác Hồ, Em yêu Thủ đô... TƯ LIỆU : Bài viết của nhà báo Xuân Ba : " Sau này nhiều người, có lẽ cũng vì quý mến lẫn hâm mộ nhạc sĩ Xuân Giao đã phỏng đoán đại loại, những ngày Hàm Rồng Nam Ngạn sôi lên dưới mưa bom bão đạn, không quân Mỹ bất lực trước lưới lửa dày đặc phòng không của quân dân Hàm Rồng - sông Mã đã thôi thúc Xuân Giao viết nên Chào sông Mã anh hùng vừa lãng mạn, vừa hào hùng. Ta chào sông Mã kiên cường đời đời/Chào cô dân quân giữ quê nhà/Cho thuyền lướt trên nước sông trời thu trong xanh/ơi!Đất quê anh hùng vùi chốn nơi đây xác bao giặc Mỹ .v.v... Cũng đúng, cũng phải cả thôi. Nhưng cái năm đã lâu theo chân anh bạn đồng nghiệp gọi nhạc sĩ Xuân Giao bằng bác ruột đến nhà riêng của nhạc sĩ trong khu tập thể nghèo hồ Kim Ngưu, tôi được tường thêm hoàn cảnh sáng tác ca khúc nổi tiếng Em mơ gặp Bác Hồ viết năm 1969. Ông viết ca khúc này sau khi Bác Hồ mất ít ngày, trong ngôi nhà cũ của gia đình tại 417 phố Bạch Mai.
Chân dung nhạc sĩ Xuân Giao qua nét vẽ của Văn Cao Lại được biết, sinh ra ở đất Như Quỳnh, Hưng Yên nhưng Trương Xuân Giao đã trưởng thành ở đất Kiến An, Hải Phòng. Xuân Giao nhập với phong trào Hướng đạo Sinh rồi chịu ảnh hưởng sự giáo dục và âm nhạc của nhạc sĩ tài danh đất Hải Phòng khi đó là nhạc sĩ Hoàng Quý. Từ một học viên 19 tuổi, quân số thuộc đại đội C510 Khóa VI (1950-1952) của Trường Lục quân, những nẻo đường trận mạc đã đưa người chiến sĩ trẻ Xuân Giao đến nhiều địa danh miền Bắc trong đó có vùng đất Hồi Xuân, La Hán của miền tây Thanh Hóa. Hồi ấy vùng thượng nguồn sông Mã này còn hoang vu. Những thiếu thốn đói khát bệnh sốt rét đến đái ra máu, đến trọc đầu nhưng không dập tắt được những giờ phút lãng mạn của người chiến sĩ trẻ Xuân Giao. Khung cảnh đơn sơ hùng vĩ của vùng thượng lưu sông Mã của xứ Thanh, ngược lên không xa dòng sông hãy còn những đoạn quanh co khúc khuỷu xuôi một thôi đường ở địa phận Hồi Xuân là một dòng chảy mênh mang. Bản thân chiều dài của dòng sông Mã, chỉ riêng chảy qua địa phận xứ Thanh, những độ thác ghềnh nông sâu đã là tiềm ẩn là hơi hướng của một thứ tráng ca. Ngồi chuyện với nhạc sĩ, trong lúc nghe ông nhẩn nha một vài hồi ức chợt nghĩ không biết thời trai trẻ ấy, nhạc sĩ có phác thảo những nét nhạc sơ khởi nào về dòng sông Mã ấy không nhưng tôi chắc nếu không viết lên khuông nhạc thì thể nào trong sâu thẳm đã tiềm ẩn một cái chi đó, một thứ bột để gột lên những giai điệu hào sảng của Chào sông Mã anh hùng sau này? Cái thuở ban đầu sông Mã cùng với ký ức sâu đậm của những vùng quê trên những nẻo đường chiến dịch có lẽ đã xui khiến ông có một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Diễn viên hát nhạc trầm của Đoàn văn công Tổng cục Chính trị Xuân Giao đã chuyển sang viết ca khúc? Chiến tranh leo thang của giặc Mỹ lan rộng khắp miền Bắc. Nhiều đoàn nghệ thuật, văn nghệ sĩ thay nhau vào tuyến lửa Khu Tư mà Nam Ngạn, Hàm Rồng là một trọng điểm ác liệt. Như nhiều nhạc sĩ sáng tác khác, nhạc sĩ Xuân Giao năm 1966 rồi năm 1967 đã đến với Hàm Rồng sông Mã. Đến đây đối diện với một Hàm Rồng Nam Ngạn thép cùng sông Mã những ngày máu lửa, những hành động anh hùng từ những con người bình dị bên dòng sông hiền hòa... Những ký ức le lói về một sông Mã mang hơi hướng tráng ca chợt bừng dậy... Nhạc sĩ bộc bạch rằng trên tuyến lửa Khu Tư trở về sau chuyến đi gian nan ấy, về Hà Nội ông hoàn thành ca khúc Chào sông Mã anh hùng khá dễ dàng. Cứ như thể chỉ chép lại những giai điệu, những khúc thức ngay trên đường về đã ăm ắp trong đầu! Tôi để ý đến chiếc đàn măng-đô-lin tòn ten trên đầu giường phòng ngủ của nhạc sĩ. Lại chợt nhớ nhiều nhạc sĩ sáng tác vẫn kè kè chiếc piano sang trọng. Không rõ với những piano hoặc gì gì nữa, sang trọng cồng kềnh bóng bẩy hơn măng-đô-lin (thứ nhạc cụ vốn thông dụng với số đông) đã trợ giúp các nhạc sĩ chế ra những giai điệu khoát hoạt sang trọng sâu sắc tình cảm này khác? Nhưng có lẽ cũng chả nên so sánh thế khi nhạc sĩ Xuân Giao đây không có điều kiện để sắm piano mà thôi. Lại thử nhẩm sơ sơ một con tính. Những Cô gái mở đường, Chào sông Mã anh hùng, Giữ biển trời Vĩnh Linh Quảng Bình, Em mơ gặp Bác Hồ, Đất mỏ anh hùng. Chứng nhận của Chủ tịch nước Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật tặng nhạc sĩ về những ca khúc trên đang ghim trên tường kia thì đã là quý. Nhưng quý hơn, lạ hơn là hàng triệu người Việt, con tim chí ít một lần xao xuyến khi nghe khi cất lên giai điệu của Cô gái mở đường, của Chào sông Mã... thì quả là phần thưởng lớn với nhạc sĩ. Có một anh bạn tuyên huấn xứ Thanh kể lại với tôi, không biết có thật không là, cứ 8 người xứ Thanh thì có một người biết lẫn thuộc toàn bài hoặc một vài giai điệu của Chào sông Mã anh hùng, nếu trúng thì cũng là một sự lạ vậy? Hình như phổ biến rộng lẫn phổ cập thế cũng có một duyên do. Năm 1979, Đài phát thanh truyền hình Thanh Hóa đã lấy Chào sông Mã anh hùng làm nhạc hiệu trước mỗi buổi phát tiếng phát hình. Đài truyền hình, truyền thanh cứ mỗi sáng, cứ mỗi trưa, chiều lại rổn rảng giai điệu đó. Đã ba muơi mốt năm, dân xứ Thanh quen với giai điệu ấy rồi! Mà đâu như ca khúc Chào sông Mã anh hùng còn góp phần bầu nên những ca sĩ vang danh, thành danh như Trung Kiên, Trung Đức, Trọng Tấn... Trong những vật dụng đơn sơ trong nhà nhạc sĩ, có một lọ cắm hoa được chế từ chiếc vỏ đạn 57 ly. Viên đạn của chiếc vỏ đạn này đã vút lên từ những ngày máu lửa ấy. Người nhà nhạc sĩ cho hay, thời điểm lấy Chào sông Mã anh hùng làm nhạc hiệu, Thanh Hóa đã mang ra làm quà..." Xuân Ba
Ghi chú về tiểu sử Xuân Giao
Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Xuân Giao với đầy đủ thông tin về ngày sinh, tên thật, quê quán, ảnh nhạc sĩ cũng như các sáng tác của nhạc sĩ được cập nhật liên tục trên loibaihat.biz.
Nếu thông tin bị sai hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp cho quản trị website qua phần comment hoặc gửi email.
Từ khóa: Tiểu sử Xuân Giao, tieu su Xuan Giao, Xuan Giao profile, ảnh nhạc sĩ Xuân Giao.