Tiểu sử Trọng Đài
Profile/ Tiểu sử Trọng Đài
Nhạc sĩ: Trọng Đài
Tên thật/ tên đầy đủ: Trọng Đài
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 1958
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Trọng Đài (sinh năm 1958) là một nhạc sĩ, giảng viên âm nhạc Việt Nam, hiện đang làm giám đốc nhà hát Hà Nội.
Tên khai sinh của nhạc sĩ Trọng Đài là Nguyễn Trọng Đài, sinh ngày 18 tháng 12 năm 1958. Quê ông ở Hà Nội. Năm 18 tuổi, ông theo học lớp sáng tác hệ trung cấp Trường Âm nhạc Việt Nam. Sau đó ông được cử đi học nâng cao; ông tốt nghiệp bậc đại học tại Nhạc viện Tchaikovsky (Moscou), và về giảng dạy tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Ông từng làm phụ trách chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Thăng Long Hà Nội.
Bên cạnh việc giảng dạy, các hoạt động chủ yếu của ông là sáng tác. Ông dành nhiều tâm sức cho lĩnh vực khí nhạc, trong đó có hàng trăm tác phẩm viết cho độc tấu, hoà tấu nhạc cụ dân tộc cổ truyền; Ông được giải Nhì trong cuộc thi quốc gia về sáng tác cho nhạc cụ dân tộc cổ truyền năm 1992 (không có giải Nhất).
Một số tác phẩm viết cho nhạc cụ châu Âu, như "Giao hưởng số 1" (1986), "Giao hưởng" (1989), rồi tứ tấu đàn dây, concerto cho dàn nhạc, và một số tác phẩm thính phòng viết những năm 1990.
Ông ít sáng tác ca khúc, nhưng 2 ca khúc viết dùng trong kịch nói và phim truyện video "Hà Nội đêm trở gió" (lời Chu Lai) và "Chị tôi" (thơ Đoàn Thị Tảo) của ông rất được yêu thích và đã trở thành những ca khúc phổ biến rộng rãi. Ngoài ra còn có trên 40 ca khúc ông sáng tác riêng cho loạt phim truyền hình như "Tiễn Biệt Những Ngày Buồn" (Bài Hát Trong Phim "Ngõ Lỗ Thủng" ), "Đất và Người" (trong bộ phim truyền hình cùng tên), "Chuyện phố phường" (thơ Phạm Thanh Phong), "Đường đời (lời thơ Trần Quốc Trọng - Nguyễn Duy), "Hương đất" (trong bộ phim cùng tên), "Giá một lần" (thơ Lê Bích Phượng), "Ca sĩ" (lời thơ Nguyễn Khắc Phục)
Tên thật/ tên đầy đủ: Trọng Đài
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 1958
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Trọng Đài (sinh năm 1958) là một nhạc sĩ, giảng viên âm nhạc Việt Nam, hiện đang làm giám đốc nhà hát Hà Nội.
Tên khai sinh của nhạc sĩ Trọng Đài là Nguyễn Trọng Đài, sinh ngày 18 tháng 12 năm 1958. Quê ông ở Hà Nội. Năm 18 tuổi, ông theo học lớp sáng tác hệ trung cấp Trường Âm nhạc Việt Nam. Sau đó ông được cử đi học nâng cao; ông tốt nghiệp bậc đại học tại Nhạc viện Tchaikovsky (Moscou), và về giảng dạy tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Ông từng làm phụ trách chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Thăng Long Hà Nội.
Bên cạnh việc giảng dạy, các hoạt động chủ yếu của ông là sáng tác. Ông dành nhiều tâm sức cho lĩnh vực khí nhạc, trong đó có hàng trăm tác phẩm viết cho độc tấu, hoà tấu nhạc cụ dân tộc cổ truyền; Ông được giải Nhì trong cuộc thi quốc gia về sáng tác cho nhạc cụ dân tộc cổ truyền năm 1992 (không có giải Nhất).
Một số tác phẩm viết cho nhạc cụ châu Âu, như "Giao hưởng số 1" (1986), "Giao hưởng" (1989), rồi tứ tấu đàn dây, concerto cho dàn nhạc, và một số tác phẩm thính phòng viết những năm 1990.
Ông ít sáng tác ca khúc, nhưng 2 ca khúc viết dùng trong kịch nói và phim truyện video "Hà Nội đêm trở gió" (lời Chu Lai) và "Chị tôi" (thơ Đoàn Thị Tảo) của ông rất được yêu thích và đã trở thành những ca khúc phổ biến rộng rãi. Ngoài ra còn có trên 40 ca khúc ông sáng tác riêng cho loạt phim truyền hình như "Tiễn Biệt Những Ngày Buồn" (Bài Hát Trong Phim "Ngõ Lỗ Thủng" ), "Đất và Người" (trong bộ phim truyền hình cùng tên), "Chuyện phố phường" (thơ Phạm Thanh Phong), "Đường đời (lời thơ Trần Quốc Trọng - Nguyễn Duy), "Hương đất" (trong bộ phim cùng tên), "Giá một lần" (thơ Lê Bích Phượng), "Ca sĩ" (lời thơ Nguyễn Khắc Phục)
Ghi chú về tiểu sử Trọng Đài
Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Trọng Đài với đầy đủ thông tin về ngày sinh, tên thật, quê quán, ảnh nhạc sĩ cũng như các sáng tác của nhạc sĩ được cập nhật liên tục trên loibaihat.biz.
Nếu thông tin bị sai hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp cho quản trị website qua phần comment hoặc gửi email.
Từ khóa: Tiểu sử Trọng Đài, tieu su Trong Dai, Trong Dai profile, ảnh nhạc sĩ Trọng Đài.