Tiểu sử Trần Hữu Pháp
Profile/ Tiểu sử Trần Hữu Pháp
Nhạc sĩ: Trần Hữu Pháp
Tên thật/ tên đầy đủ: Trần Hữu Pháp
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập:
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Trần Hữu Pháp quê ở xứ dừa Bình Định, năm 1954 tập kết ra miền Bắc. Anh làm phóng viên báo Tiền Phong từ năm 1958 đến 1960. Sau khi được đi học lớp bồi dưỡng âm nhạc, do Bộ Văn hóa tổ chức, anh chuyển về NXB Âm nhạc.
Thời trai trẻ, những sáng tác hay nhất của Trần Hữu Pháp đều dành cho tuổi trẻ, cho thiếu nhi. Em bé Bảo Ninh (phổ thơ Nguyễn Văn Dinh) là bài hát đầu tiên của anh được tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp thế hệ trẻ. Năm 1979, bài Hát dưới cờ hòa bình của anh lại được chọn làm bài ca chính thức của Liên hoan thiếu nhi Quốc tế vì “Ngọn cờ Hòa bình” tại Bungari.
Trong chuyến đi thực tế đầu tiên ở Quảng Bình vào đầu năm 1965 tình cờ Trần Hữu Pháp nhặt được bài thơ Em tôi rơi ra từ một tờ báo tường sau một trận bom Mỹ ném vào trụ sở Ty Văn hoá. Bài thơ của Nguyễn Văn Dinh viết về những thiếu nhi dũng cảm dưới mưa bom tiếp đạn cho các chú bộ đội pháo cao xạ bắn máy bay Mỹ.
Ông Nguyễn Tú, quê ở Bảo Ninh, cán bộ ngành văn hóa Quảng Bình, lúc ấy còn là một chàng trai trẻ, bảo Trần Hữu Pháp cùng uống một bát nước mắm (cho ấm người, chống lại cái lạnh của dòng nước) rồi bơi qua sông Nhật Lệ. ở đây anh đã chứng kiến những em nhỏ lao vun vút dưới chiến hào, giữa mưa bom tiếp đạn cho các chú bộ đội phòng không. Và Em tôi của Nguyễn Văn Dinh đã trở thành Em bé Bảo Ninh hùng tráng nhờ những nốt nhạc tài hoa và những sáng tạo khi phổ thơ của Trần Hữu Pháp.
Đất nước trọn niềm vui, hòa bình, thống nhất chàng trai xứ dừa Bình Định về xứ Huế ở rể. Dòng sông ai đã đặt tên, viết năm 1982, là một trong những ca khúc hay nhất về Huế sau năm 1975, được tặng thưởng bài hát hay nhất trên tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 5 năm Tạp chí Sông Hương. Đã có khoảng 20 ca sĩ có “thương hiệu” thể hiện Dòng sông ai đã đặt tên trong Abum của mình.
Trần Hữu Pháp có 2 kỷ niệm về bài hát này. Trong chương trình biểu diễn báo cáo Trại sáng tác đầu tiên do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức ở Huế, sau khi nghe bài hát nhà thơ Tố Hữu đề nghị tác giả sửa một chữ. Dòng sông ai đã đặt tên; Để người đi nhớ mãi không quên... nhà thơ Tố Hữu đề nghị nhạc sĩ Trần Hữu Pháp chữa lại là Để người đi nhớ Huế không quên... Vì thế bản in đầu tiên nhạc phẩm này có khác những bản in lần sau một chữ.
Hơn 10 năm sau, ông Mai ái Trực, khi ấy là Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, phát hiện trong bài Dòng sông ai đã đặt tên có 17 chữ ai. ... Dòng sông ai đã đặt tên... Mùa thu trăng lên trên bến Phu Văn Lâu xưa ai ngồi, ai câu, ai sầu ai thảm, ai thương ai cảm, ai nhớ ai trông ... Dòng sông hôm nay in bóng sao bay cho ai về mê say câu hò còn vang vọng, ai mơ ai mộng, ai đợi ai chờ...
Nhân dịp Trần Hữu Pháp in tập ca khúc về Bình Định có tên Quê hương một sắc dừa xanh, ông Mai ái Trực nói vui: Tại sao anh không viết một bài về quê hương có 17 chữ xanh ?
Sau khi chia tay với vị lãnh đạo tỉnh, Trần Hữu Pháp nổi hứng viết liền một hơi bài Bình Định xanh đủ 17 chữ xanh: Bình Định xanh xanh một màu xanh quê hương, huyền thoại màu xanh của dừa. Người đi trong nắng sớm chiều mưa, ở đâu cũng nhớ hàng dừa lên xanh... Đầm Thi nại xanh màu ngọc bích, sóng biển bốn mùa xanh biếc cảng Quy Nhơn. Có người mẹ đứng bồng con chờ chồng hóa đá thêm xanh tình người... Nắng vàng rơi trên tháp chàm xanh xanh màu rêu phủ không mờ hoa văn. Năm tháng nào phai màu xanh áo vải cờ đào năm xưa. Trống tuồng vang vọng xanh màu thời gian. Lớp lớp người đi xây đắp ngày mai để xanh xanh mãi một màu xanh Bình Định..
Tên thật/ tên đầy đủ: Trần Hữu Pháp
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập:
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Trần Hữu Pháp quê ở xứ dừa Bình Định, năm 1954 tập kết ra miền Bắc. Anh làm phóng viên báo Tiền Phong từ năm 1958 đến 1960. Sau khi được đi học lớp bồi dưỡng âm nhạc, do Bộ Văn hóa tổ chức, anh chuyển về NXB Âm nhạc.
Thời trai trẻ, những sáng tác hay nhất của Trần Hữu Pháp đều dành cho tuổi trẻ, cho thiếu nhi. Em bé Bảo Ninh (phổ thơ Nguyễn Văn Dinh) là bài hát đầu tiên của anh được tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp thế hệ trẻ. Năm 1979, bài Hát dưới cờ hòa bình của anh lại được chọn làm bài ca chính thức của Liên hoan thiếu nhi Quốc tế vì “Ngọn cờ Hòa bình” tại Bungari.
Trong chuyến đi thực tế đầu tiên ở Quảng Bình vào đầu năm 1965 tình cờ Trần Hữu Pháp nhặt được bài thơ Em tôi rơi ra từ một tờ báo tường sau một trận bom Mỹ ném vào trụ sở Ty Văn hoá. Bài thơ của Nguyễn Văn Dinh viết về những thiếu nhi dũng cảm dưới mưa bom tiếp đạn cho các chú bộ đội pháo cao xạ bắn máy bay Mỹ.
Ông Nguyễn Tú, quê ở Bảo Ninh, cán bộ ngành văn hóa Quảng Bình, lúc ấy còn là một chàng trai trẻ, bảo Trần Hữu Pháp cùng uống một bát nước mắm (cho ấm người, chống lại cái lạnh của dòng nước) rồi bơi qua sông Nhật Lệ. ở đây anh đã chứng kiến những em nhỏ lao vun vút dưới chiến hào, giữa mưa bom tiếp đạn cho các chú bộ đội phòng không. Và Em tôi của Nguyễn Văn Dinh đã trở thành Em bé Bảo Ninh hùng tráng nhờ những nốt nhạc tài hoa và những sáng tạo khi phổ thơ của Trần Hữu Pháp.
Đất nước trọn niềm vui, hòa bình, thống nhất chàng trai xứ dừa Bình Định về xứ Huế ở rể. Dòng sông ai đã đặt tên, viết năm 1982, là một trong những ca khúc hay nhất về Huế sau năm 1975, được tặng thưởng bài hát hay nhất trên tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 5 năm Tạp chí Sông Hương. Đã có khoảng 20 ca sĩ có “thương hiệu” thể hiện Dòng sông ai đã đặt tên trong Abum của mình.
Trần Hữu Pháp có 2 kỷ niệm về bài hát này. Trong chương trình biểu diễn báo cáo Trại sáng tác đầu tiên do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức ở Huế, sau khi nghe bài hát nhà thơ Tố Hữu đề nghị tác giả sửa một chữ. Dòng sông ai đã đặt tên; Để người đi nhớ mãi không quên... nhà thơ Tố Hữu đề nghị nhạc sĩ Trần Hữu Pháp chữa lại là Để người đi nhớ Huế không quên... Vì thế bản in đầu tiên nhạc phẩm này có khác những bản in lần sau một chữ.
Hơn 10 năm sau, ông Mai ái Trực, khi ấy là Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, phát hiện trong bài Dòng sông ai đã đặt tên có 17 chữ ai. ... Dòng sông ai đã đặt tên... Mùa thu trăng lên trên bến Phu Văn Lâu xưa ai ngồi, ai câu, ai sầu ai thảm, ai thương ai cảm, ai nhớ ai trông ... Dòng sông hôm nay in bóng sao bay cho ai về mê say câu hò còn vang vọng, ai mơ ai mộng, ai đợi ai chờ...
Nhân dịp Trần Hữu Pháp in tập ca khúc về Bình Định có tên Quê hương một sắc dừa xanh, ông Mai ái Trực nói vui: Tại sao anh không viết một bài về quê hương có 17 chữ xanh ?
Sau khi chia tay với vị lãnh đạo tỉnh, Trần Hữu Pháp nổi hứng viết liền một hơi bài Bình Định xanh đủ 17 chữ xanh: Bình Định xanh xanh một màu xanh quê hương, huyền thoại màu xanh của dừa. Người đi trong nắng sớm chiều mưa, ở đâu cũng nhớ hàng dừa lên xanh... Đầm Thi nại xanh màu ngọc bích, sóng biển bốn mùa xanh biếc cảng Quy Nhơn. Có người mẹ đứng bồng con chờ chồng hóa đá thêm xanh tình người... Nắng vàng rơi trên tháp chàm xanh xanh màu rêu phủ không mờ hoa văn. Năm tháng nào phai màu xanh áo vải cờ đào năm xưa. Trống tuồng vang vọng xanh màu thời gian. Lớp lớp người đi xây đắp ngày mai để xanh xanh mãi một màu xanh Bình Định..
Ghi chú về tiểu sử Trần Hữu Pháp
Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Trần Hữu Pháp với đầy đủ thông tin về ngày sinh, tên thật, quê quán, ảnh nhạc sĩ cũng như các sáng tác của nhạc sĩ được cập nhật liên tục trên loibaihat.biz.
Nếu thông tin bị sai hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp cho quản trị website qua phần comment hoặc gửi email.
Từ khóa: Tiểu sử Trần Hữu Pháp, tieu su Tran Huu Phap, Tran Huu Phap profile, ảnh nhạc sĩ Trần Hữu Pháp.