Tiểu sử Tô Vũ
Profile/ Tiểu sử Tô Vũ
Nhạc sĩ:Tô Vũ
Tên thật/ tên đầy đủ:Hoàng Phú
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 1923
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Tô Vũ Là em trai của nhạc sĩ Hoàng Quý, một nhạc sĩ có mặt trong những ngày đầu tiên của tân nhạc. Hoàng Quý cũng là người khởi xướng lên nhóm "Đồng Vọng", đại diện cho âm phái Hải Phòng, hoạt động của nhóm này trong làng âm nhạc từng tạo nên tiếng tăm và sự ảnh hưởng không nhỏ đến không khí bấy giờ.
Tô Vũ tên thật là Hoàng Phú, sinh ngày 9.4.1923, tại Phủ Lạng Thương, Bắc Giang. Từng là Viện trưởng Viện âm nhạc cơ sở II tại Sài Gòn, Thư ký Đoàn Nhạc sĩ Khu III đầu kháng chiến chống Pháp, một trong những người đầu tiên góp phần xây dựng Trường Âm nhạc Việt Nam (Nhạc viện sau này). Ông còn là một nhà nghiên cứu có thâm niên và uy tín trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc cũng như âm nhạc hiện đại. Ông đã có công lớn trong việc đào tạo nhiều tài năng thế hệ sáng tác sau này.
Những tác phẩm tiêu biểu: Tạ từ, Em đến thăm anh một chiều mưa, Cấy chiêm, Tiếng hát thanh xuân, Như hoa hướng dương... Và các tác phẩm hòa tấu dàn nhạc dân tộc, nhạc sân khấu, nghiên cứu về chèo, cồng chiêng, đàn đá; Đã xuất bản: Sách Sức sống của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1995), Băng nhạc Tô Vũ và Tuyển chọn ca khúc Tô Vũ (DIHAVINA và Hội nhạc sĩ Việt Nam phát hành).
76 tuổi, ông không khỏi gây ngạc nhiên cho người mới gặp về sự tinh anh, nhanh nhẹn của mình. Trong căn nhà thoáng đãng của ông ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Sài Gòn, nhiều khi tập hợp cả một đội ngũ những nhạc sĩ từng là học trò của ông, nổi tiếng hoặc không nổi tiếng, họ đến, nói chuyện, uống bia, đàn và hát. Họ quây quần quanh ông, hồn nhiên, mặc dù đầu đã bạc. Ông có cách nói chuyện vồn vã, cuộc sống bận rộn mặc dù đã về hưu và tuổi cũng đã cao. Ông còn mạnh lắm, có vẻ như nhiều việc vẫn đang chờ đợi ông.
Người ta gọi ông là Tô Vũ. Tên gọi này gán cho ông từ đầu thời kỳ chống Pháp, khi ông đi Khu III. Người ta quen gọi đến nỗi, nhắc đến ông thời kỳ trước 45, không gọi ông là Hoàng Phú, cứ gọi là Tô Vũ! Tô Vũ là tên người hiền tài thất thế phải chăn dê trong một điển tích Tàu, ông Tô Vũ này để râu dài như râu...dê, hồi đó, ông Hoàng Phú để râu dài (theo mốt bấy giờ), dài đến có thể... vuốt được, thế là không ai khác mà chỉ mình ông, bị gán cho cái tên ấy, thành tên thật hơn cả thật, bởi vì người ta quên hoặc không biết đến Hoàng Phú nữa.
Mà cũng đúng thôi, người ta biết đến ông nhiều do Tạ từ và Em đến thăm anh một chiều mưa, chủ yếu là Em đến thăm anh một chiều mưa, sáng tác vào đầu thời kỳ kháng chiến. Lúc này ông đã là Tô Vũ, còn Hoàng Phú em trai của người chủ xướng nhóm Đồng vọng trước đó chưa được ai biết lắm. Bây giờ người ta biết đến ông như một nhà nghiên cứu, người ít quan tâm thì chỉ nhớ đến ông nhờ: Em đến thăm anh một chiều mưa, và gần như họ cũng chỉ cần ngần ấy, như họ đã nhớ đến Nguyễn Văn Tý với chỉ Dư Âm, Nguyễn Văn Thương với Đêm đông... Ai đó nói rằng, một nhạc sĩ cần vài ba tác phẩm để định hình phong cách, để khẳng định vị trí của mình. Nhưng có những tác giả, gần như chỉ cần một bài, cũng đủ khiến người đời không thể nào quên.
Tên thật/ tên đầy đủ:Hoàng Phú
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 1923
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Tô Vũ Là em trai của nhạc sĩ Hoàng Quý, một nhạc sĩ có mặt trong những ngày đầu tiên của tân nhạc. Hoàng Quý cũng là người khởi xướng lên nhóm "Đồng Vọng", đại diện cho âm phái Hải Phòng, hoạt động của nhóm này trong làng âm nhạc từng tạo nên tiếng tăm và sự ảnh hưởng không nhỏ đến không khí bấy giờ.
Tô Vũ tên thật là Hoàng Phú, sinh ngày 9.4.1923, tại Phủ Lạng Thương, Bắc Giang. Từng là Viện trưởng Viện âm nhạc cơ sở II tại Sài Gòn, Thư ký Đoàn Nhạc sĩ Khu III đầu kháng chiến chống Pháp, một trong những người đầu tiên góp phần xây dựng Trường Âm nhạc Việt Nam (Nhạc viện sau này). Ông còn là một nhà nghiên cứu có thâm niên và uy tín trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc cũng như âm nhạc hiện đại. Ông đã có công lớn trong việc đào tạo nhiều tài năng thế hệ sáng tác sau này.
Những tác phẩm tiêu biểu: Tạ từ, Em đến thăm anh một chiều mưa, Cấy chiêm, Tiếng hát thanh xuân, Như hoa hướng dương... Và các tác phẩm hòa tấu dàn nhạc dân tộc, nhạc sân khấu, nghiên cứu về chèo, cồng chiêng, đàn đá; Đã xuất bản: Sách Sức sống của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1995), Băng nhạc Tô Vũ và Tuyển chọn ca khúc Tô Vũ (DIHAVINA và Hội nhạc sĩ Việt Nam phát hành).
76 tuổi, ông không khỏi gây ngạc nhiên cho người mới gặp về sự tinh anh, nhanh nhẹn của mình. Trong căn nhà thoáng đãng của ông ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Sài Gòn, nhiều khi tập hợp cả một đội ngũ những nhạc sĩ từng là học trò của ông, nổi tiếng hoặc không nổi tiếng, họ đến, nói chuyện, uống bia, đàn và hát. Họ quây quần quanh ông, hồn nhiên, mặc dù đầu đã bạc. Ông có cách nói chuyện vồn vã, cuộc sống bận rộn mặc dù đã về hưu và tuổi cũng đã cao. Ông còn mạnh lắm, có vẻ như nhiều việc vẫn đang chờ đợi ông.
Người ta gọi ông là Tô Vũ. Tên gọi này gán cho ông từ đầu thời kỳ chống Pháp, khi ông đi Khu III. Người ta quen gọi đến nỗi, nhắc đến ông thời kỳ trước 45, không gọi ông là Hoàng Phú, cứ gọi là Tô Vũ! Tô Vũ là tên người hiền tài thất thế phải chăn dê trong một điển tích Tàu, ông Tô Vũ này để râu dài như râu...dê, hồi đó, ông Hoàng Phú để râu dài (theo mốt bấy giờ), dài đến có thể... vuốt được, thế là không ai khác mà chỉ mình ông, bị gán cho cái tên ấy, thành tên thật hơn cả thật, bởi vì người ta quên hoặc không biết đến Hoàng Phú nữa.
Mà cũng đúng thôi, người ta biết đến ông nhiều do Tạ từ và Em đến thăm anh một chiều mưa, chủ yếu là Em đến thăm anh một chiều mưa, sáng tác vào đầu thời kỳ kháng chiến. Lúc này ông đã là Tô Vũ, còn Hoàng Phú em trai của người chủ xướng nhóm Đồng vọng trước đó chưa được ai biết lắm. Bây giờ người ta biết đến ông như một nhà nghiên cứu, người ít quan tâm thì chỉ nhớ đến ông nhờ: Em đến thăm anh một chiều mưa, và gần như họ cũng chỉ cần ngần ấy, như họ đã nhớ đến Nguyễn Văn Tý với chỉ Dư Âm, Nguyễn Văn Thương với Đêm đông... Ai đó nói rằng, một nhạc sĩ cần vài ba tác phẩm để định hình phong cách, để khẳng định vị trí của mình. Nhưng có những tác giả, gần như chỉ cần một bài, cũng đủ khiến người đời không thể nào quên.
Ghi chú về tiểu sử Tô Vũ
Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Tô Vũ với đầy đủ thông tin về ngày sinh, tên thật, quê quán, ảnh nhạc sĩ cũng như các sáng tác của nhạc sĩ được cập nhật liên tục trên loibaihat.biz.
Nếu thông tin bị sai hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp cho quản trị website qua phần comment hoặc gửi email.
Từ khóa: Tiểu sử Tô Vũ, tieu su To Vu, To Vu profile, ảnh nhạc sĩ Tô Vũ.