Tiểu sử Phan Văn Minh
Profile/ Tiểu sử Phan Văn Minh
Nhạc sĩ: Phan Văn Minh
Tên thật/ tên đầy đủ: Phan Văn Minh
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập:
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Duyên sáng tác
Làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, vẽ... nhưng nghề chính là đi “gõ đầu” mấy đứa trẻ choai choai. Phan Văn Minh sinh ra và lớn lên trên vùng cát Thăng Bình của xứ Quảng, lớn lên theo học ngành hóa Trường ĐH Khoa học. Học xong năm thứ hai, đất nước thống nhất, Phan Văn Minh trở về quê với mẹ già và trở thành nhà giáo lúc nào không hay. Năm 1976, anh được cử đi học lớp sư phạm cấp tốc tại Quy Nhơn, mấy tháng sau đó cấp trên phân bổ về dạy trên vùng cao huyện Trà My.
Cái gì cũng có "nhúng" vào một chút nhưng hình như mỗi người chỉ có cơ duyên với một thứ nào đó. "Tôi cũng có viết rất nhiều ca khúc về quê hương, về tình yêu. Nhưng không thấy thành công. Thật lạ. Yêu mê mẩn, hết mình, vậy mà không được. Đến khi viết vài ca khúc cho thiếu nhi thì lại thành công" - Phan Văn Minh tỉnh táo nhìn lại quá trình sáng tác của mình như thế.
Ở miền núi 10 năm Phan Văn Minh về xuôi, trở lại làng cũ dạy học. Anh kể: "Năm 1988 tôi viết ca khúc Cả nhà thương nhau. Viết xong để đó hát cho vợ con nghe cho vui, tặng cho cháu Quỳnh Anh con của Nguyễn Nhật Ánh một bản nữa. Năm 1989 có cuộc thi ca khúc thiếu nhi nên gửi đi thi cũng... cho vui thôi. Đâu ngờ được giải nhất. Khi phát giải tại TP Hồ Chí Minh, tôi đang lang thang ở Nha Trang với bè bạn. Mấy ngày sau mới vào nhận giải. Tôi tìm đến thăm để cảm ơn bé P.N - người đã thể hiện thành công ca khúc của tôi hôm diễn báo cáo tại Nhà Thiếu nhi thành phố. Cháu bé sống cùng mẹ trong một căn gác nhỏ. Ba cháu đã bỏ đi từ khi cháu chưa chào đời. Trên căn gác này, tôi thật xúc động khi P.N vừa ca vừa khóc. Trong hoàn cảnh đó mới thấy gia đình thật quý giá".
Năm mươi sáu chữ đáng yêu
Một lần khác, thông qua nhạc sĩ Trương Đình Quang và nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, anh nhận được một cây đàn cẩn xà cừ rất đẹp với lời đề tặng "Tặng nhạc sĩ Phan Văn Minh - người đã đem hạnh phúc đến cho nhiều người". Cây đàn nói trên là cây đàn duy nhất do một chủ hiệu đàn nổi tiếng ở Sài Gòn làm ra để tặng anh. Ông chủ hiệu này và vợ một lần cãi vã nhau chuẩn bị ra tòa ly hôn. Một hôm đứa con trai đi học về bi bô hát Cả nhà thương nhau. Ông này kể lại với nhạc sĩ: bất chợt cả hai vợ chồng hồi tâm chuyển ý. Để tri ân tác giả bài hát, ông chủ hiệu đàn làm riêng một cây đàn đề tặng và để mãi đến ba năm sau mới tìm được "tông tích" của Phan Văn Minh thông qua nhạc sĩ Trương Đình Quang và Phan Huỳnh Điểu. Thời gian sau, ông chủ hiệu đàn này lặn lội ra tận miền Trung tìm về làng để thăm nhạc sĩ Phan Văn Minh để hàn huyên cùng nhau như người tri kỷ.
Ca khúc Cả nhà thương nhau của Phan Văn Minh với phần lời chỉ vỏn vẹn 56 chữ, theo lối đồng dao, chứa đựng những tình cảm gia đình sâu sắc. Từ khi phổ biến đến nay, không những trẻ con mà người lớn cũng thuộc lòng và yêu thích. Bằng chứng trong rất nhiều đĩa karaoke dành cho người lớn cũng có bài hát này.
Tên thật/ tên đầy đủ: Phan Văn Minh
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập:
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Duyên sáng tác
Làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, vẽ... nhưng nghề chính là đi “gõ đầu” mấy đứa trẻ choai choai. Phan Văn Minh sinh ra và lớn lên trên vùng cát Thăng Bình của xứ Quảng, lớn lên theo học ngành hóa Trường ĐH Khoa học. Học xong năm thứ hai, đất nước thống nhất, Phan Văn Minh trở về quê với mẹ già và trở thành nhà giáo lúc nào không hay. Năm 1976, anh được cử đi học lớp sư phạm cấp tốc tại Quy Nhơn, mấy tháng sau đó cấp trên phân bổ về dạy trên vùng cao huyện Trà My.
Cái gì cũng có "nhúng" vào một chút nhưng hình như mỗi người chỉ có cơ duyên với một thứ nào đó. "Tôi cũng có viết rất nhiều ca khúc về quê hương, về tình yêu. Nhưng không thấy thành công. Thật lạ. Yêu mê mẩn, hết mình, vậy mà không được. Đến khi viết vài ca khúc cho thiếu nhi thì lại thành công" - Phan Văn Minh tỉnh táo nhìn lại quá trình sáng tác của mình như thế.
Ở miền núi 10 năm Phan Văn Minh về xuôi, trở lại làng cũ dạy học. Anh kể: "Năm 1988 tôi viết ca khúc Cả nhà thương nhau. Viết xong để đó hát cho vợ con nghe cho vui, tặng cho cháu Quỳnh Anh con của Nguyễn Nhật Ánh một bản nữa. Năm 1989 có cuộc thi ca khúc thiếu nhi nên gửi đi thi cũng... cho vui thôi. Đâu ngờ được giải nhất. Khi phát giải tại TP Hồ Chí Minh, tôi đang lang thang ở Nha Trang với bè bạn. Mấy ngày sau mới vào nhận giải. Tôi tìm đến thăm để cảm ơn bé P.N - người đã thể hiện thành công ca khúc của tôi hôm diễn báo cáo tại Nhà Thiếu nhi thành phố. Cháu bé sống cùng mẹ trong một căn gác nhỏ. Ba cháu đã bỏ đi từ khi cháu chưa chào đời. Trên căn gác này, tôi thật xúc động khi P.N vừa ca vừa khóc. Trong hoàn cảnh đó mới thấy gia đình thật quý giá".
Năm mươi sáu chữ đáng yêu
Một lần khác, thông qua nhạc sĩ Trương Đình Quang và nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, anh nhận được một cây đàn cẩn xà cừ rất đẹp với lời đề tặng "Tặng nhạc sĩ Phan Văn Minh - người đã đem hạnh phúc đến cho nhiều người". Cây đàn nói trên là cây đàn duy nhất do một chủ hiệu đàn nổi tiếng ở Sài Gòn làm ra để tặng anh. Ông chủ hiệu này và vợ một lần cãi vã nhau chuẩn bị ra tòa ly hôn. Một hôm đứa con trai đi học về bi bô hát Cả nhà thương nhau. Ông này kể lại với nhạc sĩ: bất chợt cả hai vợ chồng hồi tâm chuyển ý. Để tri ân tác giả bài hát, ông chủ hiệu đàn làm riêng một cây đàn đề tặng và để mãi đến ba năm sau mới tìm được "tông tích" của Phan Văn Minh thông qua nhạc sĩ Trương Đình Quang và Phan Huỳnh Điểu. Thời gian sau, ông chủ hiệu đàn này lặn lội ra tận miền Trung tìm về làng để thăm nhạc sĩ Phan Văn Minh để hàn huyên cùng nhau như người tri kỷ.
Ca khúc Cả nhà thương nhau của Phan Văn Minh với phần lời chỉ vỏn vẹn 56 chữ, theo lối đồng dao, chứa đựng những tình cảm gia đình sâu sắc. Từ khi phổ biến đến nay, không những trẻ con mà người lớn cũng thuộc lòng và yêu thích. Bằng chứng trong rất nhiều đĩa karaoke dành cho người lớn cũng có bài hát này.
Ghi chú về tiểu sử Phan Văn Minh
Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Phan Văn Minh với đầy đủ thông tin về ngày sinh, tên thật, quê quán, ảnh nhạc sĩ cũng như các sáng tác của nhạc sĩ được cập nhật liên tục trên loibaihat.biz.
Nếu thông tin bị sai hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp cho quản trị website qua phần comment hoặc gửi email.
Từ khóa: Tiểu sử Phan Văn Minh, tieu su Phan Van Minh, Phan Van Minh profile, ảnh nhạc sĩ Phan Văn Minh.