Tiểu sử Phạm Tịnh
Profile/ Tiểu sử Phạm Tịnh
Nhạc sĩ: Phạm Tịnh
Tên thật/ tên đầy đủ: Phạm Tịnh
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 23/6/1944
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Năm 1963, nhập ngũ vào Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng), sau chặng đường tuần tra "chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi", Phạm Tịnh lại bập bùng ghi-ta tập sáng tác. Ca khúc “Tuổi trẻ trên đường biên giới” của anh ra đời trong điều kiện như thế. Sau ngày dự lớp sáng tác ca khúc do Bộ Tư lệnh mở, Phạm Tịnh đã có “Bên cầu Long Biên”, “Ta gác cho Người - Người gác cả non sông”, lời thơ của Nguyễn Ngọc Châu, Chủ nhiệm Chính trị Công an ND vũ trang thời đó. Ði từ phong trào văn nghệ "chân đất", năm 1967, Phạm Tịnh mới vào học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội.
Tốt nghiệp, Phạm Tịnh lại trở về với Bộ đội biên phòng. Vốn nhạy cảm với cái đẹp cũng như chất anh hùng ca của chiến sĩ biên phòng, trái tim người nhạc sĩ trẻ đã bật nảy những thanh âm trong trẻo như tiếng chim rừng, làm say đắm lòng người. Các ca khúc “Câu then gửi chiến sĩ biên phòng”, “Nét ru khoảng trời biên giới”... đã đến với công chúng yêu nhạc khắp cả nước. Năm 1989, anh chuyển ngành về Ðài truyền hình Việt Nam, nhưng vẫn đau đáu về đề tài miền núi và dân tộc thiểu số. Anh thú nhận, nghe dân ca các dân tộc khác đã hay rồi nhưng không say bằng dân ca Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao... Nó ngấm vào người đằm sâu và bền bỉ.
Phạm Tịnh như người đãi cát tìm vàng, lao động nghệ thuật nghiêm túc, nên anh đã gặt hái được những thành công mà không phải nhạc sĩ nào cũng có được. Tác phẩm của anh có giọng điệu riêng, không bắt chước ai và cũng không lẫn vào ai. Mỗi dân tộc anh đều có sự khắc họa riêng. Những ca khúc viết về người Tày, Nùng vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Phạm Tịnh đã kết hợp được giữa cái thắm thiết trữ tình của Sli, lung linh tinh tế đến uyển chuyển của lượn. Với dân tộc Tày ở Lạng Sơn, anh có Nòn đắc nòn đi (Ngủ ngon ngủ say). Ðối với dân tộc Thái ở Tây Bắc, Phạm Tịnh lại có “Ðu đu điềng điềng”...
Mảng đề tài về miền núi và dân tộc là thế mạnh của Phạm Tịnh. Năm 1999, tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, Ðoàn nghệ thuật tỉnh Cao Bằng đã dàn dựng 9/11 tác phẩm của anh. Cũng nhờ những tác phẩm ấy mà Ðoàn nghệ thuật Cao Bằng đã được trao giải xuất sắc tại hội diễn này. Phạm Tịnh được Ban tổ chức tặng bằng chứng nhận "Nhạc sĩ có nhiều sáng tạo". Cũng trong năm 1999, tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quân, Ðoàn nghệ thuật Quân khu II đã gây được tiếng vang khi tốp nữ hát Chao mua và tốp ca nam thể hiện Ðiều chưa thấy trong văn tự người Dao. Cả hai tác phẩm ấy đều của Phạm Tịnh người nhạc sĩ quê xứ Lạng. Năm 2004, anh lại gây được những dấu ấn khá sâu sắc tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp các tỉnh miền núi phía bắc tổ chức tại Ðiện Biên. Các tác phẩm “Gọi bạn đêm trăng”, “Cây có gốc tình có lối”, “Sli lượn tìm nhau”, “Tình ca đá”... đã được đánh giá cao.
Không chỉ thành công ở mảng ca khúc, Phạm Tịnh còn thành công trong các tác phẩm âm nhạc viết cho múa như “Phiên chợ vùng cao” (múa Pà Thẽn), “Những bông đỏ của rừng”... (múa "Nguồn cội" theo tích truyện "Chống tàng sành" của dân tộc Cao Lan). Phạm Tịnh là người chịu đi. Anh không chỉ học trong sách vở mà còn tìm thầy vốn là những người dân tộc thiểu số để học. Năm ấy Phạm Tịnh có chuyến đi lên với bà con dân tộc Dao ở Mẫu Sơn. Cùng đi với nhạc sĩ có chị Hoàng Diệu Tuyết lúc bấy giờ là Trưởng ban Dân vận và ông Ðặng Tăng Phúc, Trưởng ban Dân tộc miền núi tỉnh Lạng Sơn. Ông Ðặng Tăng Phúc kể về những gian nan khi vận động người Dao không đốt rừng, phá rừng. Sau khi kể chuyện và hát bài dân ca Dao, ông Ðặng Tăng Phúc nói: "Phạm Tịnh à, mình đi tuyên truyền cho bà con người Dao đều phải dựa vào sách của Ðảng. Giá như có được bài hát để hát cho bà con nghe thì tốt biết mấy". Lời ông Phúc gợi cho anh ý tưởng để tác phẩm
Ðiều chưa thấy trong văn tự người Dao ra đời. Năm 1999, tác phẩm được tặng giải nhất của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Người dân tộc Tày Lạng Sơn, Cao Bằng và người Thái Tây Bắc không còn nhớ tác giả của “Nòn đắc nòn đi”, “Ðu đu điềng điềng”, họ chỉ biết các bài hát ấy là của dân tộc mình. Ðặc biệt bà con người Dao ở miền núi phía bắc rất thích bài hát Ðiều chưa thấy trong văn tự người Dao. Họ coi đó là lời của Ðảng, không đốt rừng, không phá rừng. Có lẽ những tác phẩm như thế của anh mà bà con các dân tộc và bộ đội đang làm nhiệm vụ trên dọc dài biên cương nhận nhạc sĩ Phạm Tịnh là người con của núi. Và anh tự hào vì điều đó.
Tên thật/ tên đầy đủ: Phạm Tịnh
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 23/6/1944
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Năm 1963, nhập ngũ vào Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng), sau chặng đường tuần tra "chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi", Phạm Tịnh lại bập bùng ghi-ta tập sáng tác. Ca khúc “Tuổi trẻ trên đường biên giới” của anh ra đời trong điều kiện như thế. Sau ngày dự lớp sáng tác ca khúc do Bộ Tư lệnh mở, Phạm Tịnh đã có “Bên cầu Long Biên”, “Ta gác cho Người - Người gác cả non sông”, lời thơ của Nguyễn Ngọc Châu, Chủ nhiệm Chính trị Công an ND vũ trang thời đó. Ði từ phong trào văn nghệ "chân đất", năm 1967, Phạm Tịnh mới vào học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội.
Tốt nghiệp, Phạm Tịnh lại trở về với Bộ đội biên phòng. Vốn nhạy cảm với cái đẹp cũng như chất anh hùng ca của chiến sĩ biên phòng, trái tim người nhạc sĩ trẻ đã bật nảy những thanh âm trong trẻo như tiếng chim rừng, làm say đắm lòng người. Các ca khúc “Câu then gửi chiến sĩ biên phòng”, “Nét ru khoảng trời biên giới”... đã đến với công chúng yêu nhạc khắp cả nước. Năm 1989, anh chuyển ngành về Ðài truyền hình Việt Nam, nhưng vẫn đau đáu về đề tài miền núi và dân tộc thiểu số. Anh thú nhận, nghe dân ca các dân tộc khác đã hay rồi nhưng không say bằng dân ca Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao... Nó ngấm vào người đằm sâu và bền bỉ.
Phạm Tịnh như người đãi cát tìm vàng, lao động nghệ thuật nghiêm túc, nên anh đã gặt hái được những thành công mà không phải nhạc sĩ nào cũng có được. Tác phẩm của anh có giọng điệu riêng, không bắt chước ai và cũng không lẫn vào ai. Mỗi dân tộc anh đều có sự khắc họa riêng. Những ca khúc viết về người Tày, Nùng vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Phạm Tịnh đã kết hợp được giữa cái thắm thiết trữ tình của Sli, lung linh tinh tế đến uyển chuyển của lượn. Với dân tộc Tày ở Lạng Sơn, anh có Nòn đắc nòn đi (Ngủ ngon ngủ say). Ðối với dân tộc Thái ở Tây Bắc, Phạm Tịnh lại có “Ðu đu điềng điềng”...
Mảng đề tài về miền núi và dân tộc là thế mạnh của Phạm Tịnh. Năm 1999, tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, Ðoàn nghệ thuật tỉnh Cao Bằng đã dàn dựng 9/11 tác phẩm của anh. Cũng nhờ những tác phẩm ấy mà Ðoàn nghệ thuật Cao Bằng đã được trao giải xuất sắc tại hội diễn này. Phạm Tịnh được Ban tổ chức tặng bằng chứng nhận "Nhạc sĩ có nhiều sáng tạo". Cũng trong năm 1999, tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quân, Ðoàn nghệ thuật Quân khu II đã gây được tiếng vang khi tốp nữ hát Chao mua và tốp ca nam thể hiện Ðiều chưa thấy trong văn tự người Dao. Cả hai tác phẩm ấy đều của Phạm Tịnh người nhạc sĩ quê xứ Lạng. Năm 2004, anh lại gây được những dấu ấn khá sâu sắc tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp các tỉnh miền núi phía bắc tổ chức tại Ðiện Biên. Các tác phẩm “Gọi bạn đêm trăng”, “Cây có gốc tình có lối”, “Sli lượn tìm nhau”, “Tình ca đá”... đã được đánh giá cao.
Không chỉ thành công ở mảng ca khúc, Phạm Tịnh còn thành công trong các tác phẩm âm nhạc viết cho múa như “Phiên chợ vùng cao” (múa Pà Thẽn), “Những bông đỏ của rừng”... (múa "Nguồn cội" theo tích truyện "Chống tàng sành" của dân tộc Cao Lan). Phạm Tịnh là người chịu đi. Anh không chỉ học trong sách vở mà còn tìm thầy vốn là những người dân tộc thiểu số để học. Năm ấy Phạm Tịnh có chuyến đi lên với bà con dân tộc Dao ở Mẫu Sơn. Cùng đi với nhạc sĩ có chị Hoàng Diệu Tuyết lúc bấy giờ là Trưởng ban Dân vận và ông Ðặng Tăng Phúc, Trưởng ban Dân tộc miền núi tỉnh Lạng Sơn. Ông Ðặng Tăng Phúc kể về những gian nan khi vận động người Dao không đốt rừng, phá rừng. Sau khi kể chuyện và hát bài dân ca Dao, ông Ðặng Tăng Phúc nói: "Phạm Tịnh à, mình đi tuyên truyền cho bà con người Dao đều phải dựa vào sách của Ðảng. Giá như có được bài hát để hát cho bà con nghe thì tốt biết mấy". Lời ông Phúc gợi cho anh ý tưởng để tác phẩm
Ðiều chưa thấy trong văn tự người Dao ra đời. Năm 1999, tác phẩm được tặng giải nhất của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Người dân tộc Tày Lạng Sơn, Cao Bằng và người Thái Tây Bắc không còn nhớ tác giả của “Nòn đắc nòn đi”, “Ðu đu điềng điềng”, họ chỉ biết các bài hát ấy là của dân tộc mình. Ðặc biệt bà con người Dao ở miền núi phía bắc rất thích bài hát Ðiều chưa thấy trong văn tự người Dao. Họ coi đó là lời của Ðảng, không đốt rừng, không phá rừng. Có lẽ những tác phẩm như thế của anh mà bà con các dân tộc và bộ đội đang làm nhiệm vụ trên dọc dài biên cương nhận nhạc sĩ Phạm Tịnh là người con của núi. Và anh tự hào vì điều đó.
Ghi chú về tiểu sử Phạm Tịnh
Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Phạm Tịnh với đầy đủ thông tin về ngày sinh, tên thật, quê quán, ảnh nhạc sĩ cũng như các sáng tác của nhạc sĩ được cập nhật liên tục trên loibaihat.biz.
Nếu thông tin bị sai hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp cho quản trị website qua phần comment hoặc gửi email.
Từ khóa: Tiểu sử Phạm Tịnh, tieu su Pham Tinh, Pham Tinh profile, ảnh nhạc sĩ Phạm Tịnh.