Tiểu sử Phạm Thế Mỹ
Profile/ Tiểu sử Phạm Thế Mỹ
Nhạc sĩ: Phạm Thế Mỹ
Tên thật/ tên đầy đủ: Phạm Thế Mỹ
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: (1930-2009)
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Ông sinh tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định, là con thứ 11 của một gia đình trung lưu. Anh của ông là nhà văn Phạm Văn Ký và nhà văn Phạm Hổ. Từ năm 1947 đến năm 1949, ông học và hoạt động văn nghệ trong trường Thiếu sinh quân ở Liên khu V. Đầu thập niên 1950, ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân. Nhạc phẩm đầu tay của ông là Nắng lên xóm nghèo.
Sau hiệp định Geneve, ông được bố trí ở lại miền Nam. Năm 1959, ông học trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Từ 1959 đến 1970 ông dạy Việt văn và âm nhạc tại các trường trung học tư thục Bồ đề, Tây Hồ, Sao Mai, Bán Công, Nguyễn Công Trứ, Tân Thanh... ở Đà Nẵng. Trong những năm 1965-1966, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam vì đấu tranh trong phong trào Phật giáo (thời gian này ông sáng tác bài nhạc bất hủ "Bông hồng cài áo", lấy ý từ thơ Thích Nhất Hạnh). Ra tù, ông sáng tác các bài hát như "Hoa vẫn nở trên đường quê hương," "Người về thành phố," "Những người không chết"... được phổ biến trong phong trào học sinh - sinh viên Sài Gòn. Từ năm 1970 đến 1975, ông là trưởng phòng Văn-Mỹ-Nghệ của Viện Đại học Vạn Hạnh.
Sau năm 1975, ông công tác tại Phòng Văn hóa-Thông tin Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông bắt đầu sáng tác những bài hát nhạc đỏ như: "Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng" (Giải nhì Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh), "Thắm đượm duyên quê," "Lêna Belicova"...
Sau khi nghỉ hưu, ông sống âm thầm, thiếu thốn tại một căn nhà nhỏ ở Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông mất vào lúc 3 giờ sáng ngày 16 tháng 1 năm 2009, sau một thời gian dài bị bệnh, ở tuổi 79.
Tên thật/ tên đầy đủ: Phạm Thế Mỹ
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: (1930-2009)
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Ông sinh tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định, là con thứ 11 của một gia đình trung lưu. Anh của ông là nhà văn Phạm Văn Ký và nhà văn Phạm Hổ. Từ năm 1947 đến năm 1949, ông học và hoạt động văn nghệ trong trường Thiếu sinh quân ở Liên khu V. Đầu thập niên 1950, ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân. Nhạc phẩm đầu tay của ông là Nắng lên xóm nghèo.
Sau hiệp định Geneve, ông được bố trí ở lại miền Nam. Năm 1959, ông học trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Từ 1959 đến 1970 ông dạy Việt văn và âm nhạc tại các trường trung học tư thục Bồ đề, Tây Hồ, Sao Mai, Bán Công, Nguyễn Công Trứ, Tân Thanh... ở Đà Nẵng. Trong những năm 1965-1966, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam vì đấu tranh trong phong trào Phật giáo (thời gian này ông sáng tác bài nhạc bất hủ "Bông hồng cài áo", lấy ý từ thơ Thích Nhất Hạnh). Ra tù, ông sáng tác các bài hát như "Hoa vẫn nở trên đường quê hương," "Người về thành phố," "Những người không chết"... được phổ biến trong phong trào học sinh - sinh viên Sài Gòn. Từ năm 1970 đến 1975, ông là trưởng phòng Văn-Mỹ-Nghệ của Viện Đại học Vạn Hạnh.
Sau năm 1975, ông công tác tại Phòng Văn hóa-Thông tin Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông bắt đầu sáng tác những bài hát nhạc đỏ như: "Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng" (Giải nhì Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh), "Thắm đượm duyên quê," "Lêna Belicova"...
Sau khi nghỉ hưu, ông sống âm thầm, thiếu thốn tại một căn nhà nhỏ ở Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông mất vào lúc 3 giờ sáng ngày 16 tháng 1 năm 2009, sau một thời gian dài bị bệnh, ở tuổi 79.
Ghi chú về tiểu sử Phạm Thế Mỹ
Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ với đầy đủ thông tin về ngày sinh, tên thật, quê quán, ảnh nhạc sĩ cũng như các sáng tác của nhạc sĩ được cập nhật liên tục trên loibaihat.biz.
Nếu thông tin bị sai hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp cho quản trị website qua phần comment hoặc gửi email.
Từ khóa: Tiểu sử Phạm Thế Mỹ, tieu su Pham The My, Pham The My profile, ảnh nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.