Tiểu sử Nguyễn Hữu Nghĩa

Profile/ Tiểu sử Nguyễn Hữu Nghĩa

Nhạc sĩ: Nguyễn Hữu Nghĩa
Tên thật/ tên đầy đủ: Nguyễn Hữu Nghĩa
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 1951
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Ông sinh năm 1951 tại Cà Mau, lớn lên tại Tây Ninh. Quê nội ở Thừa Thiên, ông ngoại quê ở Nam Định, bà ngoại quê ở Tây Ninh.
Ông được xếp vào phần văn sĩ, thi sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà báo, nhà xuất bản và chính trị gia vì ông có công đóng góp đáng kể trong các lãnh vực trên. Đi học, đi dạy, đi lính và tị nạn tại Canada từ 1979.
Ông sáng tác dưới nhiều bút hiệu: Nguyễn Hữu Nghĩa, Cung Vũ, Cả Cười, Mõ Làng Văn, Dương Thượng Ngã, Bút Chì, Kiến Lửa.
Học vấn: Học xong tại các trường tiểu, trung học và sư phạm Tây Ninh. Tốt nghiệp khoá 9/73 Bộ Binh căn bản (trung đội trưởng) trường Bộ Binh Thủ Đức. Tốt nghiệp George Brown College, Toronto và Mohawk College, Hamilton.
Giáo dục: Dạy tại Trung Học Tư Thục Hàn Thuyên (Tây Ninh) trong thời gian còn là giáo sinh sư phạm. Phụ trách một số giờ tại các lớp tu nghiệp sinh hoạt thanh niên học đường do Bộ Giáo Dục và CPS tổ chức tại Sài Gòn.
Quân sự: Nhập ngũ Thủ Đức năm 1973, ra trường năm 1974 và 1975 trở thành đại đội phó Địa Phương Quân (Tiểu Đoàn Bạch Hổ 401, Tiểu Khu Kiến Hòa).
Xã hội:
- 1963: Gia nhập Hướng Đạo.
- 1967: Tham gia phong trào Du Ca, làm đoàn trưởng, nhạc sĩ sáng tác và huấn luyện của phong trào.
- 1985: Đồng sáng lập phong trào Hưng Ca Việt Nam, phong trào trưởng, rồi cố vấn ban chấp hành.
- 1986 - 1990: Tham gia phong trào Vớt Người Biển Đông; cùng các đơn vị Hưng Ca đi hát khắp thế giới, gây quỹ điều hành con tàu cứu vớt thuyền nhân.
- 1991: Tham gia Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, làm chủ tịch Trung Tâm Văn Bút VN Gia Nã Đại (1997-1999, 2007-2010); cố vấn Ban Chấp Hành Trung Ương (2001-2003)
- 1997: Thành lập liên mạng thông tin, kết hợp các thành phần du học sinh Việt nam tại Gia Nã Đại và Hoa Kỳ, dùng hệ thống mạng lưới làm phương tiện vận động dân chủ cho quốc nội.
- 2007: Sáng lập Hội Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong.
Sáng tác: Là tác giả trên 40 cuốn sách đủ loại, ký nhiều bút hiệu khác nhau.
1) Nguyễn Hữu Nghĩa:
- 4 tập nhạc: Bài Hát Thiếu Nhi; Tình Ca; Chiến Ca; Em Hát Em Vui.
- 2 tập nghị luận chính trị: Dọn Đường Về Nước, Giai Đoạn Mới Trên Chiến Trường Cũ.
- 1 tập bút ký: Ký
2) Cung Vũ:
- 3 tập thơ: Cỏ Biếc, Hồng Trần Và Nguyệt Bạch.
- 14 tập truyện thiếu nhi song ngữ và tam ngữ: Ăn Khế Trả Vàng; Sự Tích Tết Trung Thu; Mục Kiền Liên; Anh Khó Và Con Quỷ; Thần Núi Ba Vì; Cây Đa Thần; Con Nghé Vàng; Trái Đất Và Người Ra Đê; Ông Quan Lém Lỉnh; Tấm Cám; Thiếu Phụ Nam Xương; Cậu Bé Làng Phù Đổng; Sự Tích Núi Bà Đen; Thạch Sanh Chém Chằn.
3) Cả Cười:
- 13 tập truyện cười: Cười Cho Đời Đỡ Khổ, Cười Cho Đời Lên Hương, Cười Đỏ, Cười Chay, Cười Mặn, Cười Tủm, Cười Toe, Cười Khì, Cười Lăn, Cười Là Thang Thuốc Bổ, Cười Chết Bỏ,..
4) Mõ Làng Văn: 2 tập biếm văn: Đầu Làng Cuối Xóm Và Sau Bức Màn Tre.
5) Dương Thượng Ngã:
- 1 cuốn phê bình văn học: Hồ Xuân Hương.
6) Bút Chì:
- Em Học Chữ Việt, Kiến Văn Thường Thức, Hiểu Đúng Thành Ngữ, Tục Ngữ, Điển Tích.
Âm nhạc:
Học nhạc từ năm lên 4; bắt đầu soạn ca khúc từ năm 1965, được biết tới từ 1967 qua các chương trình công tác hè của sinh viên học sinh, chương trình Phát Triển Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường, Du Ca và qua các chương trình truyền thanh và truyền hình Sài Gòn. Một số ca khúc đã được thu vào băng thương mại từ năm 1969 cho tới 1975, và sau này tại hải ngoại. Cho tới nay, ông viết được khoảng trên dưới 100 ca khúc và một số tấu khúc.
"Chiến Ca" là đĩa và băng nhạc đầu tiên do chính ông thực hiện, với sự góp giọng của các ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Tuấn Mịnh... Ông đã cho phép Thư Viện Việt Nam chuyển "Chiến Ca" sang dạng MP3 và MP3Pro, ông cũng cho phép Thư Viện Toàn Cầu lưu trữ và phát hành tự do các bài hát trong "Chiến Ca".
Truyền thông:
. Sáng lập và điều hành các tạp chí: Làng Văn, xuất bản hàng tháng tại Gia Nã Đại 1984-2009; Chiến Sĩ Tự Do (1987-1994); Văn Xã (1990)
. Sáng lập và điều hành nhà xuất bản Làng Văn (1984 ...). Thực hiện Giờ Văn Học Nghệ Thuật, phát thanh về Việt nam trên hệ thống đài VPR Việt Nam Tự Do.
Vài tác phẩm tiêu biểu của ông:
- Giọt Nước Mắt Của Rừng
- Tuyết
- Gửi Bông Tuyết Nhỏ
- Tôi Làm Thơ
- Chim Non Ngày Mẹ
- Thư Xuân, Gửi Con Cháu "Bác"
Một số Chiến Ca của Nguyễn Hữu Nghĩa:
- Anh Sẽ Về
- Bài Ca Nguyễn Trãi
- Bài Ca Về Nguồn
- Biển Mở Đường Đi Biển Lấp Đường Về
- Dậy Lửa Thái Bình
- Đức Tin Trà Cổ
- Đốt Ảnh Hồ Xé Tan Cờ Máu
- Gửi Người Ở Lại
- Hưng Khúc Việt Nam
- Nam Quốc Sơn Hà
- Như Tiếng Thở Dài (video tại http://tvvn.org/forum/vbtube_show.php?tubeid=1279#watch)
- Rước Nhau Bên Bờ Quê Việt
- Thắp Sáng Niềm Tin
- Tìm Về Nguyên Thủy
- Việt Nam Đứng Lên
- Vùng Dậy Anh Em Ơi
- Xuân Đống Đa trên Tiểu Sài Gòn
Báo Làng Văn do ông chủ truơng đã đóng góp vào việc phổ biến Kháng Thư chống lại việc UNESCO dự định vinh danh Hồ Chí Minh; ông đã soạn và phổ biến rộng rãi Kháng Thư gửi UNESCO (in trên Làng Văn số 48), ra vào tháng 8 năm 1988. Khoảng trên dưới 5000 bản có chữ ký, tên và địa chỉ người ký đã gửi về toà soạn và tòa soạn đã gửi cho UNESCO trong 4 đợt. Một số khác không rõ số lượng, được đồng bào và độc giả tự động in ra, phổ biến, xin chữ ký và gửi thẳng tới UNESCO.
Từ tháng 7 năm 1988 tới tháng 5 năm 1990, ông cùng các văn phòng Đại Diện Làng Văn trên 12 quốc gia, các văn thi hữu trong Văn Bút, và các anh chị em Hưng Ca đã xin thêm được tổng cộng hơn 15 ngàn chữ ký nữa trong các chuyến lưu diễn trình diễn ca nhạc đấu tranh qua các nước Nhật, Úc, Đại Hàn, Pháp, Bỉ, Hoà Lan, Đức, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na Uy, Gia Nã Đại và Hoa Kỳ.
 
 

Ghi chú về tiểu sử Nguyễn Hữu Nghĩa


Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa với đầy đủ thông tin về ngày sinh, tên thật, quê quán, ảnh nhạc sĩ cũng như các sáng tác của nhạc sĩ được cập nhật liên tục trên loibaihat.biz.
Nếu thông tin bị sai hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp cho quản trị website qua phần comment hoặc gửi email.
Từ khóa: Tiểu sử Nguyễn Hữu Nghĩa, tieu su Nguyen Huu Nghia, Nguyen Huu Nghia profile, ảnh nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa.
Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa

Lyrics Nguyễn Hữu Nghĩa tải nhiều nhất