Tiểu sử Ngọc Sơn
Profile/ Tiểu sử Ngọc Sơn
Nhạc sĩ: Ngọc Sơn
Tên thật/ tên đầy đủ: Thái Ngọc Sơn
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 14/09/1934
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Năm 15 tuổi, ông sáng tác 2 ca khúc đầu tiên là "Ngõ vào đời" và "Có những đêm buồn". Tuy nhiên cả hai bài đều không được chú ý. Sau đó ông tiếp tục tự học nhạc lý qua sách, đặc biệt là sách của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (xuất bản năm 1951). Ông được Trần Văn Trạch mời hát nhạc tân cho ban Sầm Giang nhưng được ít lâu sau thì thôi.
Năm 1960, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ký hợp đồng với ông thâu âm 2 bài Ngõ vào đời và Có những đêm buồn vào đĩa nhựa Continental. Ông lại tiếp tục sự nghiệp sáng tác từ đây. Chủ đề tác phẩm của ông giai đoạn này có thể chia ra làm 3 phần:
Nhạc tình yêu đôi lứa: Tiêu biểu là Hiện diện của em, Nét son buồn, Màu tím Pensée, Đẹp lòng người yêu (Ngọc Sơn - Tuấn Hải)...
Nhạc thời chiến: Tiêu biểu là 100% (Ngọc Sơn - Tuấn Hải), Đường bay mùa ly loạn (Thiên Tường - Tú Nguyệt), Người mang mộng ước (Ngọc Sơn - Triết Giang)...
Tân cổ: Ăn khế trả vàng (Ngọc Sơn - Yên Sơn), Đoàn chim cánh sắt (Ngọc Sơn - Yên Sơn), Đầu năm đi lễ (Ngọc Sơn - Yên Ba)...
Sau khi thành công với sự nghiệp sáng tác, ông mở nhà xuất bản - hãng đĩa hát Dư Âm và lớp nhạc Ngọc Sơn trên đường Phạm Ngũ Lão. Lớp nhạc khoảng 400 người và nhiều người đã nổi danh như Giao Linh, Yến Linh, Đắc Chung, Phượng Vũ (tác giả Cánh thư mùa hạ)...
Ngoài sáng tác nhạc, ông còn khá nhiều tài lẻ khác:
Vẽ minh họa cho các tạp chí Sài Gòn trước 1975
Đóng phim/viết nhạc cho một số phim như Như giọt sương khuya, Như giọt mưa rơi, Vực nước mắt...
Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp: là thành viên chính thức của hiệp hội nhiếp ảnh các nước Hoa Kỳ, Pháp, Việt Nam. Đây cũng là thú vui hiện nay của ông.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Bình Thạnh, Sài Gòn và vẫn tiếp tục tham gia hoạt động nhiếp ảnh, viết nhạc phim cho đến nay.
Tên thật/ tên đầy đủ: Thái Ngọc Sơn
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 14/09/1934
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Năm 15 tuổi, ông sáng tác 2 ca khúc đầu tiên là "Ngõ vào đời" và "Có những đêm buồn". Tuy nhiên cả hai bài đều không được chú ý. Sau đó ông tiếp tục tự học nhạc lý qua sách, đặc biệt là sách của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (xuất bản năm 1951). Ông được Trần Văn Trạch mời hát nhạc tân cho ban Sầm Giang nhưng được ít lâu sau thì thôi.
Năm 1960, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ký hợp đồng với ông thâu âm 2 bài Ngõ vào đời và Có những đêm buồn vào đĩa nhựa Continental. Ông lại tiếp tục sự nghiệp sáng tác từ đây. Chủ đề tác phẩm của ông giai đoạn này có thể chia ra làm 3 phần:
Nhạc tình yêu đôi lứa: Tiêu biểu là Hiện diện của em, Nét son buồn, Màu tím Pensée, Đẹp lòng người yêu (Ngọc Sơn - Tuấn Hải)...
Nhạc thời chiến: Tiêu biểu là 100% (Ngọc Sơn - Tuấn Hải), Đường bay mùa ly loạn (Thiên Tường - Tú Nguyệt), Người mang mộng ước (Ngọc Sơn - Triết Giang)...
Tân cổ: Ăn khế trả vàng (Ngọc Sơn - Yên Sơn), Đoàn chim cánh sắt (Ngọc Sơn - Yên Sơn), Đầu năm đi lễ (Ngọc Sơn - Yên Ba)...
Sau khi thành công với sự nghiệp sáng tác, ông mở nhà xuất bản - hãng đĩa hát Dư Âm và lớp nhạc Ngọc Sơn trên đường Phạm Ngũ Lão. Lớp nhạc khoảng 400 người và nhiều người đã nổi danh như Giao Linh, Yến Linh, Đắc Chung, Phượng Vũ (tác giả Cánh thư mùa hạ)...
Ngoài sáng tác nhạc, ông còn khá nhiều tài lẻ khác:
Vẽ minh họa cho các tạp chí Sài Gòn trước 1975
Đóng phim/viết nhạc cho một số phim như Như giọt sương khuya, Như giọt mưa rơi, Vực nước mắt...
Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp: là thành viên chính thức của hiệp hội nhiếp ảnh các nước Hoa Kỳ, Pháp, Việt Nam. Đây cũng là thú vui hiện nay của ông.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Bình Thạnh, Sài Gòn và vẫn tiếp tục tham gia hoạt động nhiếp ảnh, viết nhạc phim cho đến nay.
Ghi chú về tiểu sử Ngọc Sơn
Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Ngọc Sơn với đầy đủ thông tin về ngày sinh, tên thật, quê quán, ảnh nhạc sĩ cũng như các sáng tác của nhạc sĩ được cập nhật liên tục trên loibaihat.biz.
Nếu thông tin bị sai hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp cho quản trị website qua phần comment hoặc gửi email.
Từ khóa: Tiểu sử Ngọc Sơn, tieu su Ngoc Son, Ngoc Son profile, ảnh nhạc sĩ Ngọc Sơn.