Tiểu sử Hồng Quang
Profile/ Tiểu sử Hồng Quang
Nhạc sĩ: Hồng Quang
Tên thật/ tên đầy đủ: Hồng Quang
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập:
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Có ông nội là một người chơi đàn nhị rất hay ở đất Hải Phòng, nhưng sau đó gia đình Hồng Quang chẳng ai theo đặng nghề “đàn, ca, sáo, nhị”. “Quê tôi nghèo lắm, lại vốn là người nhút nhát, nhưng từ nhỏ mỗi lần theo ông đi chơi đều được khen hát đúng nhạc một cách tự nhiên, nhiều người cũng thích, vì tôi có giọng trong và cao vút”. Cũng từng sở hữu vài giải thưởng về hát như Giọng hát hay Hoa phượng đỏ, nhưng khi được gia đình đồng ý cho học nhạc, bố lại cho con trai học đàn nhị. Thế là chiếc đàn trên vai đã gắn vào đời Hồng Quang từ đó, theo anh chu du ở khắp các phương trời. Bắt đầu từ nhị, Hồng Quang tìm đến với đàn bầu, trống, rồi sau là nhiều loại nhạc cụ dân tộc khác ở khắp nơi trên thế giới. Bây giờ, chàng trai nhút nhát cho biết mình có thể chơi tốt đến 7, 8 loại nhạc cụ dân tộc.
13 tuổi, rời quê lên Hà Nội (bắt đầu từ hệ trung cấp và học lên đại học), Hồng Quang trố mắt, vì mấy “đứa bạn nhà giàu” đều học violon, piano, những thứ được gọi là sang trọng, còn anh theo cây đàn nhị tới trường. Học một nhạc cụ “nghèo”, đã thế Hồng Quang còn chẳng đủ khả năng mua một cây đàn loại “xoàng” nhất nên anh vừa đi học vừa làm thêm đủ việc, từ dạy đàn đến đọc sách cho người khiếm thị và may mắn được một anh khiếm thị nhờ dịch sách nhạc nên sau mấy tháng chăm chỉ, Hồng Quang đã tích cóp đủ 250.000 đồng để mua cây đàn cho mình, thoát khỏi cảnh học nhờ.
Lên lớp, Hồng Quang phát hiện ra nếu học giỏi sẽ nhận được học bổng, anh lao vào học. Biết rõ sở trường của mình là thẩm âm, anh ưu tiên học những môn đó và trong kỳ đầu đã nhận được học bổng 35.000-40.000 đồng/tháng. Suất cơm giá chỉ có 1.400 đồng, quen sống tiết kiệm nên cuộc sống của chàng sinh viên nghèo từ đó bớt cơ cực.
Đến năm học thứ 3, tức là khi 16 tuổi, Hồng Quang đã tự nuôi sống được mình. Dần dần anh học xong đại học rồi được giữ lại làm giảng viên. Dù lương sư phạm không cao, nhưng cộng với làm thêm, dạy nhạc dân tộc cho người nước ngoài, đi diễn cũng giúp anh tiết kiệm được tiền gửi cho bố mẹ ở quê. Cuộc sống “dư giả” đó kéo dài không được bao lâu khi mong muốn được học lại thôi thúc trong lòng thầy giáo trẻ.
Hồng Quang nhận được học bổng sang Ba Lan sau một lần được các thầy ở Học viện âm nhạc Amsterdam xem anh biểu diễn trong một festival tại đất nước này. Dù là nghệ sĩ đi học nhưng Hồng Quang lại gặp áp lực rất lớn vì... tiền. Bởi tiền học bổng chỉ đủ chi trả học phí, còn tiền ăn, ở, anh phải tự lo. Thế là thầy giáo trẻ lại “đầu tắt mặt tối” ở xứ người: vừa biểu diễn, vừa làm bồi bàn, hướng dẫn viên du lịch cho khách Việt Nam, giới thiệu văn hóa và lịch sử Hà Lan. Anh làm tất cả những thứ có thể ra tiền.
19 năm, kể từ khi thấy đam mê thực sự của mình, Hồng Quang bước thấp bước cao song hành với giấc mơ nhạc dân tộc. Luôn nhìn thấy rõ, một người học thanh nhạc có khi chẳng cần đào tạo, chỉ cần hát thôi cũng có thể đến được với công chúng và thành công, thu nhập tốt. Còn trước mắt người học đàn nhị như anh chưa bao giờ là… tiền. Bởi mục tiêu của người trót yêu cây đàn dân tộc là phải học tiếng Anh thật tốt để khi mình đủ lớn, sẽ mang thứ nhạc đó đi giới thiệu với bạn bè quốc tế. Nỗi niềm “sao nhạc dân tộc Việt Nam đẹp thế mà chỉ có người Việt nghe” cứ ám ảnh anh. Và cũng như nhạc sĩ Hồ Hoài Anh, Hồng Quang có giấc mơ: “được biểu diễn nhạc cụ dân tộc ở nước ngoài”.
Vì sao Lưu Thiên Hương viết tình ca tặng Hồng Quang?
Khi được hỏi về người đã viết về mình, nhạc sĩ Lưu Thiên Hương, Hồng Quang chỉ cười. Hai người là bạn học cùng khóa thời Trung cấp Nhạc viện, thuở họ còn là những đứa trẻ đang tuổi chuẩn bị thành người lớn. Hồng Quang dù không học thanh nhạc nhưng lại rất hay ôm đàn hát, toàn hát tiếng Anh. Mỗi lần gặp, Lưu Thiên Hương phải bật ra lời khen: “Anh này hát tiếng Anh chuẩn thế”. Ngày đó, Hồng Quang hay được bạn bè gọi là Lê Quang, bởi cho rằng cái tên đó mới lãng tử, hợp với chất của anh. Vậy nên ngày gặp lại, Thiên Hương vẫn cứ Lê Quang mà gọi. Thậm chí khi “lôi” được anh ra ánh sáng, người viết tình ca ấy vẫn giới thiệu thần tượng của mình: Lê Quang.
Tên thật/ tên đầy đủ: Hồng Quang
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập:
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Có ông nội là một người chơi đàn nhị rất hay ở đất Hải Phòng, nhưng sau đó gia đình Hồng Quang chẳng ai theo đặng nghề “đàn, ca, sáo, nhị”. “Quê tôi nghèo lắm, lại vốn là người nhút nhát, nhưng từ nhỏ mỗi lần theo ông đi chơi đều được khen hát đúng nhạc một cách tự nhiên, nhiều người cũng thích, vì tôi có giọng trong và cao vút”. Cũng từng sở hữu vài giải thưởng về hát như Giọng hát hay Hoa phượng đỏ, nhưng khi được gia đình đồng ý cho học nhạc, bố lại cho con trai học đàn nhị. Thế là chiếc đàn trên vai đã gắn vào đời Hồng Quang từ đó, theo anh chu du ở khắp các phương trời. Bắt đầu từ nhị, Hồng Quang tìm đến với đàn bầu, trống, rồi sau là nhiều loại nhạc cụ dân tộc khác ở khắp nơi trên thế giới. Bây giờ, chàng trai nhút nhát cho biết mình có thể chơi tốt đến 7, 8 loại nhạc cụ dân tộc.
13 tuổi, rời quê lên Hà Nội (bắt đầu từ hệ trung cấp và học lên đại học), Hồng Quang trố mắt, vì mấy “đứa bạn nhà giàu” đều học violon, piano, những thứ được gọi là sang trọng, còn anh theo cây đàn nhị tới trường. Học một nhạc cụ “nghèo”, đã thế Hồng Quang còn chẳng đủ khả năng mua một cây đàn loại “xoàng” nhất nên anh vừa đi học vừa làm thêm đủ việc, từ dạy đàn đến đọc sách cho người khiếm thị và may mắn được một anh khiếm thị nhờ dịch sách nhạc nên sau mấy tháng chăm chỉ, Hồng Quang đã tích cóp đủ 250.000 đồng để mua cây đàn cho mình, thoát khỏi cảnh học nhờ.
Lên lớp, Hồng Quang phát hiện ra nếu học giỏi sẽ nhận được học bổng, anh lao vào học. Biết rõ sở trường của mình là thẩm âm, anh ưu tiên học những môn đó và trong kỳ đầu đã nhận được học bổng 35.000-40.000 đồng/tháng. Suất cơm giá chỉ có 1.400 đồng, quen sống tiết kiệm nên cuộc sống của chàng sinh viên nghèo từ đó bớt cơ cực.
Đến năm học thứ 3, tức là khi 16 tuổi, Hồng Quang đã tự nuôi sống được mình. Dần dần anh học xong đại học rồi được giữ lại làm giảng viên. Dù lương sư phạm không cao, nhưng cộng với làm thêm, dạy nhạc dân tộc cho người nước ngoài, đi diễn cũng giúp anh tiết kiệm được tiền gửi cho bố mẹ ở quê. Cuộc sống “dư giả” đó kéo dài không được bao lâu khi mong muốn được học lại thôi thúc trong lòng thầy giáo trẻ.
Hồng Quang nhận được học bổng sang Ba Lan sau một lần được các thầy ở Học viện âm nhạc Amsterdam xem anh biểu diễn trong một festival tại đất nước này. Dù là nghệ sĩ đi học nhưng Hồng Quang lại gặp áp lực rất lớn vì... tiền. Bởi tiền học bổng chỉ đủ chi trả học phí, còn tiền ăn, ở, anh phải tự lo. Thế là thầy giáo trẻ lại “đầu tắt mặt tối” ở xứ người: vừa biểu diễn, vừa làm bồi bàn, hướng dẫn viên du lịch cho khách Việt Nam, giới thiệu văn hóa và lịch sử Hà Lan. Anh làm tất cả những thứ có thể ra tiền.
19 năm, kể từ khi thấy đam mê thực sự của mình, Hồng Quang bước thấp bước cao song hành với giấc mơ nhạc dân tộc. Luôn nhìn thấy rõ, một người học thanh nhạc có khi chẳng cần đào tạo, chỉ cần hát thôi cũng có thể đến được với công chúng và thành công, thu nhập tốt. Còn trước mắt người học đàn nhị như anh chưa bao giờ là… tiền. Bởi mục tiêu của người trót yêu cây đàn dân tộc là phải học tiếng Anh thật tốt để khi mình đủ lớn, sẽ mang thứ nhạc đó đi giới thiệu với bạn bè quốc tế. Nỗi niềm “sao nhạc dân tộc Việt Nam đẹp thế mà chỉ có người Việt nghe” cứ ám ảnh anh. Và cũng như nhạc sĩ Hồ Hoài Anh, Hồng Quang có giấc mơ: “được biểu diễn nhạc cụ dân tộc ở nước ngoài”.
Vì sao Lưu Thiên Hương viết tình ca tặng Hồng Quang?
Khi được hỏi về người đã viết về mình, nhạc sĩ Lưu Thiên Hương, Hồng Quang chỉ cười. Hai người là bạn học cùng khóa thời Trung cấp Nhạc viện, thuở họ còn là những đứa trẻ đang tuổi chuẩn bị thành người lớn. Hồng Quang dù không học thanh nhạc nhưng lại rất hay ôm đàn hát, toàn hát tiếng Anh. Mỗi lần gặp, Lưu Thiên Hương phải bật ra lời khen: “Anh này hát tiếng Anh chuẩn thế”. Ngày đó, Hồng Quang hay được bạn bè gọi là Lê Quang, bởi cho rằng cái tên đó mới lãng tử, hợp với chất của anh. Vậy nên ngày gặp lại, Thiên Hương vẫn cứ Lê Quang mà gọi. Thậm chí khi “lôi” được anh ra ánh sáng, người viết tình ca ấy vẫn giới thiệu thần tượng của mình: Lê Quang.
Ghi chú về tiểu sử Hồng Quang
Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Hồng Quang với đầy đủ thông tin về ngày sinh, tên thật, quê quán, ảnh nhạc sĩ cũng như các sáng tác của nhạc sĩ được cập nhật liên tục trên loibaihat.biz.
Nếu thông tin bị sai hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp cho quản trị website qua phần comment hoặc gửi email.
Từ khóa: Tiểu sử Hồng Quang, tieu su Hong Quang, Hong Quang profile, ảnh nhạc sĩ Hồng Quang.