Tiểu sử Giao Tiên
Profile/ Tiểu sử Giao Tiên
Nhạc sĩ: Giao Tiên
Tên thật/ tên đầy đủ: Giao Tiên
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 16/11/1941
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Từ năm 1960 đến năm 1962, ông học tại trường Trung học Huỳnh Khương Ninh và trường Trung học Trường Sơn ở Sài Gòn. Giai đoạn 1962-1964, ông bị cảnh sát chế độ cũ bắt vì nghi là thân cộng. Trong tù (1962), ông được một số thầy dạy nhạc. Sau này, vào năm 1972, Giao Tiên học hàm thụ và dự thính khoa sáng tác tại Đại Học Vạn Hạnh. Ông thành công nhờ có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh và tự trau dồi kiến thức sáng tác.[1]
Từ 1965 đến 1975, Giao Tiên phải đi quân dịch. Sự nghiệp sáng tác nhạc của ông khởi sự vào năm 1965 với ca khúc nổi tiếng đầu tiên (và cũng là ca khúc đầu tay) Phận Gái Thuyền Quyên (1970) được kí tên Giao Tiên & Nguyên Thảo. Hàng trăm ca khúc của ông được ra đời từ 1970–1975 và đã được phổ biến rộng rãi thông qua việc in ấn nhạc tờ rời, băng đĩa bán ra thị trường, phát thanh và truyền hình. Ngoài bút danh Giao Tiên, ông còn kí tên hàng loạt bút danh khác[2] khi sáng tác như Dương Trung, Hoàng Hoa, Thảo Trang, Diễm Đào, Rạng Đông, Ngân Trang, Thu Anh, Kim Khánh, Xuân Hoà, Xuân Hậu, Hương Xuân,...
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Giao Tiên tạm ngừng sáng tác trong một khoảng thời gian rất dài. Năm 1975 ông đi xây dựng vùng KTM Bù Đăng, tham gia công tác địa phương (ĐB/HĐND xã, Trưởng Ban VHTT xã, Phó Ban Tài chính xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh Sông Bé). Năm 1985 Giao Tiên cùng gia đình về sống tại Đà Lạt cho đến năm 1990 thì chuyển về Cam Ranh, Khánh Hoà và định cư tại địa phương này cho đến nay.
Từ năm 1994, Giao Tiên bắt đầu viết nhạc trở lại. Từ đây ông dùng thêm bút danh là Dương Tiếng Thu. Giai đoạn 1994-1998, nhiều ca khúc đặc sắc lần lượt ra đời như Ai Có Qua Cầu, Mống Chuồn Chuồn và đặc biệt là chuỗi ca khúc về Cô Thắm (Cô Thắm Gặp Tình Nhân, Cô Thắm Theo Chồng,...). Các tác phẩm của Giao Tiên được thu âm bởi hàng loạt hãng sản xuất băng, đĩa trong và ngoài nước Việt Nam như Vafaco, Saigon Video, Rạng Đông, Trung tâm Băng nhạc Trẻ, Kim Lợi,…, Thuý Nga, Asia, Vân Sơn,… Giao Tiên cũng được biết tới như là một nhạc sĩ với nhiều ca khúc phổ thơ.
Năm 2000, Giao Tiên trở thành Hội viên Hội VHNT Khánh Hoà. Trong các năm 2000-2005, ông tham gia công tác địa phương như Chủ Tịch Mặt Trận Phường, Chủ Tịch Hội Khuyến Học Phương, Chủ Tịch Hội NCT Phường …(phường Ba Ngòi, thị xã Cam Ranh). Từ 2006 đến nay Giao Tiên thôi công tác, vẫn sáng tác đều đặn và chú tâm tổng hợp lưu trữ tác phẩm – in ấn xuất bản.
Nhận xét chung về tác phẩm, các ca khúc của Giao Tiên có giai điệu ngọt ngào thi vị, ý tứ bình dị, hồn nhiên, lời ca mộc mạc,... Tất cả đều mang âm hưởng dân ca và rất gần gũi với mọi tầng lớp người dân. Giao Tiên được người hâm mộ khen tặng là "Nhạc sĩ của Đồng Quê" Tính đến tháng 8/2013, Nhạc sĩ Giao Tiên đã sáng tac 800 ca khúc ( trong đó có Nhạc được phổ từ thơ).
Tên thật/ tên đầy đủ: Giao Tiên
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 16/11/1941
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Từ năm 1960 đến năm 1962, ông học tại trường Trung học Huỳnh Khương Ninh và trường Trung học Trường Sơn ở Sài Gòn. Giai đoạn 1962-1964, ông bị cảnh sát chế độ cũ bắt vì nghi là thân cộng. Trong tù (1962), ông được một số thầy dạy nhạc. Sau này, vào năm 1972, Giao Tiên học hàm thụ và dự thính khoa sáng tác tại Đại Học Vạn Hạnh. Ông thành công nhờ có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh và tự trau dồi kiến thức sáng tác.[1]
Từ 1965 đến 1975, Giao Tiên phải đi quân dịch. Sự nghiệp sáng tác nhạc của ông khởi sự vào năm 1965 với ca khúc nổi tiếng đầu tiên (và cũng là ca khúc đầu tay) Phận Gái Thuyền Quyên (1970) được kí tên Giao Tiên & Nguyên Thảo. Hàng trăm ca khúc của ông được ra đời từ 1970–1975 và đã được phổ biến rộng rãi thông qua việc in ấn nhạc tờ rời, băng đĩa bán ra thị trường, phát thanh và truyền hình. Ngoài bút danh Giao Tiên, ông còn kí tên hàng loạt bút danh khác[2] khi sáng tác như Dương Trung, Hoàng Hoa, Thảo Trang, Diễm Đào, Rạng Đông, Ngân Trang, Thu Anh, Kim Khánh, Xuân Hoà, Xuân Hậu, Hương Xuân,...
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Giao Tiên tạm ngừng sáng tác trong một khoảng thời gian rất dài. Năm 1975 ông đi xây dựng vùng KTM Bù Đăng, tham gia công tác địa phương (ĐB/HĐND xã, Trưởng Ban VHTT xã, Phó Ban Tài chính xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh Sông Bé). Năm 1985 Giao Tiên cùng gia đình về sống tại Đà Lạt cho đến năm 1990 thì chuyển về Cam Ranh, Khánh Hoà và định cư tại địa phương này cho đến nay.
Từ năm 1994, Giao Tiên bắt đầu viết nhạc trở lại. Từ đây ông dùng thêm bút danh là Dương Tiếng Thu. Giai đoạn 1994-1998, nhiều ca khúc đặc sắc lần lượt ra đời như Ai Có Qua Cầu, Mống Chuồn Chuồn và đặc biệt là chuỗi ca khúc về Cô Thắm (Cô Thắm Gặp Tình Nhân, Cô Thắm Theo Chồng,...). Các tác phẩm của Giao Tiên được thu âm bởi hàng loạt hãng sản xuất băng, đĩa trong và ngoài nước Việt Nam như Vafaco, Saigon Video, Rạng Đông, Trung tâm Băng nhạc Trẻ, Kim Lợi,…, Thuý Nga, Asia, Vân Sơn,… Giao Tiên cũng được biết tới như là một nhạc sĩ với nhiều ca khúc phổ thơ.
Năm 2000, Giao Tiên trở thành Hội viên Hội VHNT Khánh Hoà. Trong các năm 2000-2005, ông tham gia công tác địa phương như Chủ Tịch Mặt Trận Phường, Chủ Tịch Hội Khuyến Học Phương, Chủ Tịch Hội NCT Phường …(phường Ba Ngòi, thị xã Cam Ranh). Từ 2006 đến nay Giao Tiên thôi công tác, vẫn sáng tác đều đặn và chú tâm tổng hợp lưu trữ tác phẩm – in ấn xuất bản.
Nhận xét chung về tác phẩm, các ca khúc của Giao Tiên có giai điệu ngọt ngào thi vị, ý tứ bình dị, hồn nhiên, lời ca mộc mạc,... Tất cả đều mang âm hưởng dân ca và rất gần gũi với mọi tầng lớp người dân. Giao Tiên được người hâm mộ khen tặng là "Nhạc sĩ của Đồng Quê" Tính đến tháng 8/2013, Nhạc sĩ Giao Tiên đã sáng tac 800 ca khúc ( trong đó có Nhạc được phổ từ thơ).
Ghi chú về tiểu sử Giao Tiên
Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Giao Tiên với đầy đủ thông tin về ngày sinh, tên thật, quê quán, ảnh nhạc sĩ cũng như các sáng tác của nhạc sĩ được cập nhật liên tục trên loibaihat.biz.
Nếu thông tin bị sai hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp cho quản trị website qua phần comment hoặc gửi email.
Từ khóa: Tiểu sử Giao Tiên, tieu su Giao Tien, Giao Tien profile, ảnh nhạc sĩ Giao Tiên.