Tiểu sử Đỗ Minh
Profile/ Tiểu sử Đỗ Minh
Nhạc sĩ: Đỗ Minh
Tên thật/ tên đầy đủ: Đỗ Minh
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 1926
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Đỗ Minh sinh năm 1926 tại Hải Hậu (Nam Định), lúc mới 17 tuổi Đỗ Minh đã làm liên lạc cho cách mạng. đến khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, anh lên chiến khu Việt Bắc trong đội ngũ Sư đoàn 308. Đỗ Minh được cử làm trung đội trưởng, rồi làm đại đội phó. Bài hát "Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam" (sau đổi tên thành "Chào mừng Đảng CSVN") vang lên từ nơi đóng quân của Sư đoàn 308 ở gần xã Quân Chu (Đại Từ - Thái Nguyên) trong những ngày Đảng ta tiến hành Đại hội lần thứ II (1951) tại Chiêm Hoá (Tuyên Quang). Năm 1953, ông về phụ trách Đoàn Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc (CMNDG VB). Đến năm 1964, Đỗ Minh được cử đi học tại Nhạc viện Hà Nội trong 4 năm. Đến năm 1967, niềm khao khát bấy lâu của người chiến sĩ, nhạc sĩ nguyện một lòng đi theo cách mạng đã được toại nguyện: Ông được kết nạp vào Đảng CSVN. Trước niềm vui này, nhạc sĩ đã sáng tác bài hát: "Đảng người mẹ quang vinh" nói lên niềm vui, tấm lòng biết ơn của người đảng viên. Bài hát đã được Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao giải Nhì cho những ca khúc viết về Đảng trong thời gian đó.
Dường như nguồn cảm hứng chính của các ca khúc Đỗ Minh là Đảng CSVN. Đầu những năm 70, nhạc sĩ viết tiếp hai ca khúc là: "Đảng người mẹ" và "Tiến bước dưới lá cờ Đảng". Riêng bài: "Đảng người mẹ", ông viết theo giai điệu dân ca của người Mông, nói lên tấm lòng của đồng bào người Mông cũng như các dân tộc Việt Bắc luôn hướng về Đảng. Ngoài các ca khúc viết về Đảng, nhạc sĩ còn dành tình cảm kính trọng, thương yêu lãnh tụ, quê hương, đất nước qua các ca khúc "Bác Hồ Chí Minh" (1976) và "Tiếng hát quê hương" (1975)...
23 năm gắn bó sâu nặng, giữ cương vị lãnh đạo Đoàn CMNDG VB, nhạc sĩ Đỗ Minh có những đóng góp đáng kể với đơn vị nghệ thuật này. Ông kể lại: "Đó là thời gian đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi. Tôi được vào Đảng, được học hỏi nhiều và cũng là thời kỳ tôi viết được nhiều bài hát có ý nghĩa nhất...".
Gắn bó với đoàn cũng là nguồn động lực to lớn để Đỗ Minh đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá các dân tộc và có ảnh hưởng ít nhiều đến những ca khúc của ông sau này: "Rừng chiều xuân" và "Chiều biên giới" là hai bài hát mang đậm chất dân ca của các dân tộc Việt Bắc và hai tập nghiên cứu là: "Tìm hiểu âm nhạc của các dân tộc VB", "Cây đàn tính và hát then" được Hội Nhạc sĩ VN xuất bản năm 1964 và 1978.
Từ năm 1977, nhạc sĩ Đỗ Minh chuyển về công tác tại Trường Trung học Văn hoá nghệ thuật Việt Bắc (THVHNT VB) làm Hiệu phó nhà trường, GV âm nhạc. Trong quá trình giảng dạy tại trường, ông vẫn thường xuyên sáng tác, nghiên cứu âm nhạc, dân ca các dân tộc cho nên các sáng tác của ông sau này mang đậm chất then của người Tày, điệu sli của người Nùng, lượn của người Dao... như: "Về bản" (1986), "Về bản mới" (1993), "Hội xuân", "Ghi nhớ công ơn Người" (1994)...
Năm 1986, nhạc sĩ¿nhà giáo Đỗ Minh về nghỉ hưu tại căn nhà nhỏ gần chùa Phủ Liễn (TP.Thái Nguyên). Ông vẫn cần mẫn lao động nghệ thuật, hằng ngày ông vẫn đến Trường THVHNT VB giảng dạy cho học sinh khoa VHQC về phần ca khúc và dàn dựng. Tuổi già, ông dành tình thương cho các em thiếu nhi bằng cách thường lui tới Nhà VHTN TP.Thái Nguyên truyền đạt những kiến thức âm nhạc cho lớp trẻ, lúc rảnh ở nhà ông vẫn dạy cho các em chơi guitar, học hát...
Tên thật/ tên đầy đủ: Đỗ Minh
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 1926
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Đỗ Minh sinh năm 1926 tại Hải Hậu (Nam Định), lúc mới 17 tuổi Đỗ Minh đã làm liên lạc cho cách mạng. đến khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, anh lên chiến khu Việt Bắc trong đội ngũ Sư đoàn 308. Đỗ Minh được cử làm trung đội trưởng, rồi làm đại đội phó. Bài hát "Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam" (sau đổi tên thành "Chào mừng Đảng CSVN") vang lên từ nơi đóng quân của Sư đoàn 308 ở gần xã Quân Chu (Đại Từ - Thái Nguyên) trong những ngày Đảng ta tiến hành Đại hội lần thứ II (1951) tại Chiêm Hoá (Tuyên Quang). Năm 1953, ông về phụ trách Đoàn Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc (CMNDG VB). Đến năm 1964, Đỗ Minh được cử đi học tại Nhạc viện Hà Nội trong 4 năm. Đến năm 1967, niềm khao khát bấy lâu của người chiến sĩ, nhạc sĩ nguyện một lòng đi theo cách mạng đã được toại nguyện: Ông được kết nạp vào Đảng CSVN. Trước niềm vui này, nhạc sĩ đã sáng tác bài hát: "Đảng người mẹ quang vinh" nói lên niềm vui, tấm lòng biết ơn của người đảng viên. Bài hát đã được Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao giải Nhì cho những ca khúc viết về Đảng trong thời gian đó.
Dường như nguồn cảm hứng chính của các ca khúc Đỗ Minh là Đảng CSVN. Đầu những năm 70, nhạc sĩ viết tiếp hai ca khúc là: "Đảng người mẹ" và "Tiến bước dưới lá cờ Đảng". Riêng bài: "Đảng người mẹ", ông viết theo giai điệu dân ca của người Mông, nói lên tấm lòng của đồng bào người Mông cũng như các dân tộc Việt Bắc luôn hướng về Đảng. Ngoài các ca khúc viết về Đảng, nhạc sĩ còn dành tình cảm kính trọng, thương yêu lãnh tụ, quê hương, đất nước qua các ca khúc "Bác Hồ Chí Minh" (1976) và "Tiếng hát quê hương" (1975)...
23 năm gắn bó sâu nặng, giữ cương vị lãnh đạo Đoàn CMNDG VB, nhạc sĩ Đỗ Minh có những đóng góp đáng kể với đơn vị nghệ thuật này. Ông kể lại: "Đó là thời gian đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi. Tôi được vào Đảng, được học hỏi nhiều và cũng là thời kỳ tôi viết được nhiều bài hát có ý nghĩa nhất...".
Gắn bó với đoàn cũng là nguồn động lực to lớn để Đỗ Minh đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá các dân tộc và có ảnh hưởng ít nhiều đến những ca khúc của ông sau này: "Rừng chiều xuân" và "Chiều biên giới" là hai bài hát mang đậm chất dân ca của các dân tộc Việt Bắc và hai tập nghiên cứu là: "Tìm hiểu âm nhạc của các dân tộc VB", "Cây đàn tính và hát then" được Hội Nhạc sĩ VN xuất bản năm 1964 và 1978.
Từ năm 1977, nhạc sĩ Đỗ Minh chuyển về công tác tại Trường Trung học Văn hoá nghệ thuật Việt Bắc (THVHNT VB) làm Hiệu phó nhà trường, GV âm nhạc. Trong quá trình giảng dạy tại trường, ông vẫn thường xuyên sáng tác, nghiên cứu âm nhạc, dân ca các dân tộc cho nên các sáng tác của ông sau này mang đậm chất then của người Tày, điệu sli của người Nùng, lượn của người Dao... như: "Về bản" (1986), "Về bản mới" (1993), "Hội xuân", "Ghi nhớ công ơn Người" (1994)...
Năm 1986, nhạc sĩ¿nhà giáo Đỗ Minh về nghỉ hưu tại căn nhà nhỏ gần chùa Phủ Liễn (TP.Thái Nguyên). Ông vẫn cần mẫn lao động nghệ thuật, hằng ngày ông vẫn đến Trường THVHNT VB giảng dạy cho học sinh khoa VHQC về phần ca khúc và dàn dựng. Tuổi già, ông dành tình thương cho các em thiếu nhi bằng cách thường lui tới Nhà VHTN TP.Thái Nguyên truyền đạt những kiến thức âm nhạc cho lớp trẻ, lúc rảnh ở nhà ông vẫn dạy cho các em chơi guitar, học hát...
Ghi chú về tiểu sử Đỗ Minh
Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Đỗ Minh với đầy đủ thông tin về ngày sinh, tên thật, quê quán, ảnh nhạc sĩ cũng như các sáng tác của nhạc sĩ được cập nhật liên tục trên loibaihat.biz.
Nếu thông tin bị sai hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp cho quản trị website qua phần comment hoặc gửi email.
Từ khóa: Tiểu sử Đỗ Minh, tieu su Do Minh, Do Minh profile, ảnh nhạc sĩ Đỗ Minh.