Tiểu sử Ca Lê Thuần
Profile/ Tiểu sử Ca Lê Thuần
Nhạc sĩ: Ca Lê Thuần
Tên thật/ tên đầy đủ: Ca Lê Thuần
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 01/04/1938
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Phó giáo sư nhạc sĩ Ca Lê Thuần sinh ngày 1/4/1938, quê quán xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Sinh ra trong bối cảnh chiến tranh, cả gia đình ông đều tham gia kháng chiến. Ông thoát ly gia đình từ năm 7 tuổi, không có những kỷ niệm vô tư hồn nhiên mà thay vào đó là những lo toan của tuổi nhỏ khi hòa mình vào cuộc sống, chiến đấu cùng cha anh. Tuy vậy, hình ảnh quê hương với những hàng dừa xanh dịu dàng soi bóng bên dòng kênh vẫn mãi không phai mờ trong ký ức và đồng hành cùng ông suốt cuộc đời.
Pgs.Ns. Ca Lê Thuần được thừa hưởng truyền thống hiếu học và vốn văn hóa thẩm mỹ từ một gia đình trí thức nghệ thuật, một gia đình có truyền thống làm nhà giáo. Bố là nhà giáo Ca Văn Thỉnh (giám đốc Sở Giáo dục Nam bộ thời kháng chiến chống Pháp và sau đó là đại diện của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Indonesia - và tại Campuchia dưới thời Sihanouk) chuyên nghiên cứu sử học Nam bộ và là giáo viên môn Hán Nôm, mẹ là giáo viên dạy tiếng Pháp, các em ông đều là nhà giáo đồng thời là các văn nghệ sĩ được nhiều người biết như: nữ đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên hiệu trưởng trường Nghệ thuật Sân khấu II Tp.HCM, nhà thơ Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến), họa sĩ Ca Lê Thắng - nguyên giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Tp.HCM.
Gia đình nhỏ của ông cũng là một gia đình hoạt động nghệ thuật. Bạn đời của ông là Nghệ sĩ ưu tú Ngô Thị Liễu (Mỹ An), nguyên giảng viên thanh nhạc Nhạc viện Tp.HCM, con gái là Ca Lê Thủy, hiện là giảng viên piano tại Vương quốc Bỉ.
Ông được biết đến với tư cách một nhà sư phạm, một nhà lý luận, một nhạc sĩ sáng tác.
Đặc điểm chung trong các sáng tác của ông là luôn mang chất liệu dân gian Việt Nam mà đặc biệt là dân ca Nam bộ, một số lớn trong đó, ông viết với mục đích thử nghiệm và để dùng cho các giáo trình giảng dạy.
Tác phẩm đáng nhớ hơn cả trong cuộc đời sáng tác của ông có lẽ là bức tranh giao hưởng “Dáng đứng Việt Nam". Ông viết tác phẩm này trong nỗi xúc động khi người em Ca Lê Hiến (nhà thơ Lê Anh Xuân) hy sinh trong chiến đấu và từ những cảm xúc qua bài thơ bi tráng của em mình. Tác phẩm chỉ gồm một chương. Tranh giao hưởng khác với giao hưởng thơ (cũng chỉ một chương) ở chỗ nó dùng ngôn ngữ của âm nhạc giao hưởng để khắc họa một hình tượng. Thể loại này đòi hỏi người viết phải có sự điêu luyện trong nghệ thuật phối dàn nhạc và pha màu âm của các nhạc cụ, để tạo nên một ngôn ngữ gắn kết âm nhạc và hội họa. Tác phẩm được sáng tác năm 1974 và cũng là tác phẩm tốt nghiệp tại Nhạc viện Odessa của ông.
Một thời gian dài làm công tác quản lý, ông không có thời gian để sáng tác nhiều. Sau khi nghỉ hưu, ông tiếp tục sáng tác, cũng là những thử nghiệm với âm hưởng nhạc dân gian. Tác phẩm đáng chú ý trong giai đoạn này của ông là tổ khúc giao hưởng “Ngọc trai đỏ" (1997) viết cho vở vũ kịch cùng tên dựa trên huyền thoại Mỵ Châu - Trọng Thủy, nhạc cho kịch múa “Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga" (1999).
Hiện nay, tuy đã nghỉ hưu, nhưng do trách nhiệm với cái "nghiệp" mà mình đã gắn bó và do sự tín nhiệm của anh em nhạc sĩ, ông tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm tổng thư ký Hội Âm nhạc Tp.HCM (khóa 2001-2005). Ngoài ra, ông còn tham gia giảng dạy bậc cao học âm nhạc tại Nhạc viện Tp.HCM.
Do những cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc và sự nghiệp cách mạng. Ông đã được Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hạng ba, Huân chương Lao động Hạng nhất, Huy chương Chiến sĩ văn hóa, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn hóa. Năm 1984, ông được Nhà nước phong hàm phó giáo sư.
Tuy hoạt động trên nhiều khía cạnh của lĩnh vực âm nhạc, nhưng ông vẫn luôn xem mình là một nhà giáo, tiếp nối truyền thống của gia đình.
Tên thật/ tên đầy đủ: Ca Lê Thuần
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 01/04/1938
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Phó giáo sư nhạc sĩ Ca Lê Thuần sinh ngày 1/4/1938, quê quán xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Sinh ra trong bối cảnh chiến tranh, cả gia đình ông đều tham gia kháng chiến. Ông thoát ly gia đình từ năm 7 tuổi, không có những kỷ niệm vô tư hồn nhiên mà thay vào đó là những lo toan của tuổi nhỏ khi hòa mình vào cuộc sống, chiến đấu cùng cha anh. Tuy vậy, hình ảnh quê hương với những hàng dừa xanh dịu dàng soi bóng bên dòng kênh vẫn mãi không phai mờ trong ký ức và đồng hành cùng ông suốt cuộc đời.
Pgs.Ns. Ca Lê Thuần được thừa hưởng truyền thống hiếu học và vốn văn hóa thẩm mỹ từ một gia đình trí thức nghệ thuật, một gia đình có truyền thống làm nhà giáo. Bố là nhà giáo Ca Văn Thỉnh (giám đốc Sở Giáo dục Nam bộ thời kháng chiến chống Pháp và sau đó là đại diện của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Indonesia - và tại Campuchia dưới thời Sihanouk) chuyên nghiên cứu sử học Nam bộ và là giáo viên môn Hán Nôm, mẹ là giáo viên dạy tiếng Pháp, các em ông đều là nhà giáo đồng thời là các văn nghệ sĩ được nhiều người biết như: nữ đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên hiệu trưởng trường Nghệ thuật Sân khấu II Tp.HCM, nhà thơ Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến), họa sĩ Ca Lê Thắng - nguyên giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Tp.HCM.
Gia đình nhỏ của ông cũng là một gia đình hoạt động nghệ thuật. Bạn đời của ông là Nghệ sĩ ưu tú Ngô Thị Liễu (Mỹ An), nguyên giảng viên thanh nhạc Nhạc viện Tp.HCM, con gái là Ca Lê Thủy, hiện là giảng viên piano tại Vương quốc Bỉ.
Ông được biết đến với tư cách một nhà sư phạm, một nhà lý luận, một nhạc sĩ sáng tác.
Đặc điểm chung trong các sáng tác của ông là luôn mang chất liệu dân gian Việt Nam mà đặc biệt là dân ca Nam bộ, một số lớn trong đó, ông viết với mục đích thử nghiệm và để dùng cho các giáo trình giảng dạy.
Tác phẩm đáng nhớ hơn cả trong cuộc đời sáng tác của ông có lẽ là bức tranh giao hưởng “Dáng đứng Việt Nam". Ông viết tác phẩm này trong nỗi xúc động khi người em Ca Lê Hiến (nhà thơ Lê Anh Xuân) hy sinh trong chiến đấu và từ những cảm xúc qua bài thơ bi tráng của em mình. Tác phẩm chỉ gồm một chương. Tranh giao hưởng khác với giao hưởng thơ (cũng chỉ một chương) ở chỗ nó dùng ngôn ngữ của âm nhạc giao hưởng để khắc họa một hình tượng. Thể loại này đòi hỏi người viết phải có sự điêu luyện trong nghệ thuật phối dàn nhạc và pha màu âm của các nhạc cụ, để tạo nên một ngôn ngữ gắn kết âm nhạc và hội họa. Tác phẩm được sáng tác năm 1974 và cũng là tác phẩm tốt nghiệp tại Nhạc viện Odessa của ông.
Một thời gian dài làm công tác quản lý, ông không có thời gian để sáng tác nhiều. Sau khi nghỉ hưu, ông tiếp tục sáng tác, cũng là những thử nghiệm với âm hưởng nhạc dân gian. Tác phẩm đáng chú ý trong giai đoạn này của ông là tổ khúc giao hưởng “Ngọc trai đỏ" (1997) viết cho vở vũ kịch cùng tên dựa trên huyền thoại Mỵ Châu - Trọng Thủy, nhạc cho kịch múa “Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga" (1999).
Hiện nay, tuy đã nghỉ hưu, nhưng do trách nhiệm với cái "nghiệp" mà mình đã gắn bó và do sự tín nhiệm của anh em nhạc sĩ, ông tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm tổng thư ký Hội Âm nhạc Tp.HCM (khóa 2001-2005). Ngoài ra, ông còn tham gia giảng dạy bậc cao học âm nhạc tại Nhạc viện Tp.HCM.
Do những cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc và sự nghiệp cách mạng. Ông đã được Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hạng ba, Huân chương Lao động Hạng nhất, Huy chương Chiến sĩ văn hóa, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn hóa. Năm 1984, ông được Nhà nước phong hàm phó giáo sư.
Tuy hoạt động trên nhiều khía cạnh của lĩnh vực âm nhạc, nhưng ông vẫn luôn xem mình là một nhà giáo, tiếp nối truyền thống của gia đình.
Ghi chú về tiểu sử Ca Lê Thuần
Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Ca Lê Thuần với đầy đủ thông tin về ngày sinh, tên thật, quê quán, ảnh nhạc sĩ cũng như các sáng tác của nhạc sĩ được cập nhật liên tục trên loibaihat.biz.
Nếu thông tin bị sai hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp cho quản trị website qua phần comment hoặc gửi email.
Từ khóa: Tiểu sử Ca Lê Thuần, tieu su Ca Le Thuan, Ca Le Thuan profile, ảnh nhạc sĩ Ca Lê Thuần.