Tiểu sử Bảo Chấn
Profile/ Tiểu sử Bảo Chấn
Nhạc sĩ: Bảo Chấn
Tên thật/ tên đầy đủ: Nguyễn Phước Bảo Chấn
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 19xx
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Bảo Chấn là con đầu trong gia đình trung lưu, thuộc dòng hoàng tộc ở Huế.
Ông nội anh từng được phong là Tuyên Hóa Vương, quản cả một vùng Thanh Hóa rộng lớn. Nếu là xa xưa, bản thân anh cũng sẽ được phong tước hầu. Chính xác phải gọi Bảo Chấn là Nguyễn Tước Bảo Chấn cho đúng danh hiệu của hoàng tộc. Nhưng vì vua Minh Mạng đặt tên các chi trong hoàng tộc theo ký tự của một bài thơ, nên anh có tên là Bảo Chấn.
Là con trưởng, ngay từ bé anh đã được bố hướng vào con đường khác không dính dáng gì đến âm nhạc. Anh học trường dòng, chỉ học tốt thì cuối tuần mới được cho phép về nhà thăm gia đình. Có lần trước khi được đưa về nhà, bố anh có tạt ngang Trường Quốc gia Âm nhạc Huế để đón Bảo Phúc (em kế của anh) về chung, đó là giờ học tấu nhạc.
Trong lúc cả lớp tấu nhạc bằng tay sai, thì trước lớp, có cậu bé “vừa lùn vừa béo” nhịp tay không sai một nốt. Thấy Bảo Chấn có năng khiếu, thầy dạy nhạc hôm ấy đã thuyết phục bố anh cho anh theo học âm nhạc. Vậy là song song với học văn hóa (ngày đó, muốn tốt nghiệp trường âm nhạc phải có bằng tú tài 1) Bảo Chấn vừa theo học nhạc lý.
Năm 1966, cả nhà anh dời vào Sài Gòn lần thứ hai. Trước đó, anh cũng đã theo gia đình vào đây năm 1960, nhưng gặp phải chuyện buồn, bố anh quyết định đưa cả nhà về lại Huế. Năm 18 tuổi, anh tốt nghiệp Trường Quốc gia Âm nhạc Huế. Theo quy định của trường, muốn nhận bằng, Bảo Chấn phải có hai năm kinh nghiệm giảng dạy. Vậy là anh đi dạy. Tối chơi đàn tại các tụ điểm ca nhạc, ráng đi dạy chờ đủ chuẩn lấy bằng.
Đất nước thống nhất, Bảo Chấn loay hoay tìm lối đi cho riêng mình. Vì nhiều lý do, tiền kiếm được từ nghề đã không còn như trước.
Anh lê la qua từng đoàn hát để nộp đơn thi tuyển, mong kiếm được một suất biên chế trong đoàn. Những ngày khốn khó cứ dồn dập mãi cho đến khi đoàn Bông Sen đồng ý nhận anh về làm nhạc công, sau 3 năm kể từ ngày Bảo Chấn nộp đơn xin việc. Có lúc, anh đã tính đi học lại trường âm nhạc, học như một cứu cánh. Nhưng rồi sau đó nghĩ không lẽ mình học lại từ nốt nhạc đầu nên thôi.
Làm việc trong đoàn Bông Sen nên anh có dịp gặp chị - người vợ của anh bây giờ. Thời đó, chị làm việc ở Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu. Thi thoảng, chị cũng làm MC cho các chương trình chiếu phim lớn, anh đệm đàn. Một người nói, một người dạo nhạc, rồi thích nhau lúc nào không hay.
Con đường Duy Tân ngày trước (nay là đường Phạm Ngọc Thạch, TP HCM) thường được ví như là một “Hội quán văn nghệ sĩ lưu động”. Phía bên kia đường là quán nhậu với nhiều khách thân quen là các ca sĩ. Bên này đường là dãy cà phê cóc, nước mía với: Đỗ Trung Quân, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Ngọc Thiện... Cũng con đường này là nhân chứng cho tình yêu của anh chị.
Trước khi Bảo Chấn tham gia viết nhạc (cách nói của anh là làm nhạc trẻ), anh với Dương Thụ, người bạn rất thân, cùng nhau thành lập ban nhạc trẻ có tên là Trống Đồng với nhiều “tay” rất cự phách là thành viên ban nhạc. Trống Đồng giờ là trung tâm ca nhạc nổi tiếng ở TP HCM. Sau ba tháng luyện tập, nhóm Trống Đồng trình diễn ở Sân khấu 126 để ra mắt khán giả. Ngay đêm diễn đầu tiên, khán giả đã đông đến mức gây kẹt xe cứng cả khu vực bùng binh Dân Chủ. Tên của nhóm nhạc nổi như cồn.
Trước đó, do các nhóm nhạc tại TP HCM phát triển quá nhanh và rầm rộ, tạo nên sự quan ngại cho cơ quan quản lý. Hơn nữa, nhiều nhóm nhạc chơi “bắt chước” rất giỏi, nhưng lại không có bản sắc riêng. Vậy là có lệnh, “nhóm nhạc nào muốn chơi tiếp phải viết được ca khúc”.
Để được chơi nhạc, ngay trong đêm, Bảo Chấn đã viết xong Bài ca chưa viết hết lời và sáng hôm sau đem đi trình duyệt. Trống Đồng đủ tiêu chuẩn để chơi tiếp. Nhưng, chưa được bao lâu, cả nhóm nhận được quyết định phải giải thể. Rồi anh làm nhạc trẻ, làm rất nghiêm túc. Bảo Chấn tự nhận ngay từ thời niên thiếu anh rất “mỏng mảnh” trong tính cách. Thế nên, Chấn làm nhạc không phải vì kinh tế. Anh nói viết ca khúc ra mà có người hát là sướng lắm rồi.
Cũng từ cái tính “mỏng mảnh” này, mà những Việt Anh, Quốc Bảo, Trần Lập, Kim Ngọc... đã được anh phát hiện và dìu dắt. Thời sung sức, Bảo Chấn viết nhiều ca khúc thuộc thể loại nhạc trẻ. Cứ tưởng, thời của Bảo Chấn đã đến. Đột ngột, anh “dính” vào "cơn bão đạo nhạc”. Chấn sốc, sốc rất nặng. Sốc đến mức phải vào bệnh viện nằm dưỡng sức.
Ca khúc nổi tiếng "Tình thôi xót xa" của Bảo Chấn bị phát hiện là "copy" từ ca khúc Frontier của tác giả Keiko Matsui (Nhật Bản). Vụ việc này đã gây chấn động lớn trong làng âm nhạc Việt Nam. Sau sự kiện đó, anh chia tay sân khấu không một lời tạm biệt. Anh đi khắp đất nước Việt Nam, đi Mỹ, châu Âu, vừa để thực hiện ước mơ từ thuở nhỏ, vừa khám phá và vừa... giải thoát.
Các album đã phát hành: Nghe mưa 1, Nghe mưa 2 (chung với nhạc sĩ Dương Thụ), Về với anh, Biển chờ (album riêng). Các sáng tác tiêu biểu: Về với anh, Hoa cỏ mùa xuân, Nỗi nhớ dịu êm, Nơi ấy bình yên, Bên em là biển rộng...
Trong CD "Q+B" mới phát hành của nhạc sĩ Quốc Bảo bất ngờ có sự xuất hiện của nhạc sĩ Bảo Chấn trong vai trò... ca sĩ (song ca với Mai Khôi). Lý giải về việc trở thành ca sĩ bất đắc dĩ này, anh đã bật mí rằng mình bị... lừa. "Lúc đầu, Quốc Bảo chỉ mời tôi hát thử, hát chơi chứ cũng chẳng nói là sẽ thu. Nghe thấy vậy thì tôi cũng hát thôi. Thế nào cuối cùng, tôi lại thấy tên mình trên bìa đĩa," nhạc sĩ Bảo Chấn vui vẻ nói.
Tên thật/ tên đầy đủ: Nguyễn Phước Bảo Chấn
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 19xx
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Bảo Chấn là con đầu trong gia đình trung lưu, thuộc dòng hoàng tộc ở Huế.
Ông nội anh từng được phong là Tuyên Hóa Vương, quản cả một vùng Thanh Hóa rộng lớn. Nếu là xa xưa, bản thân anh cũng sẽ được phong tước hầu. Chính xác phải gọi Bảo Chấn là Nguyễn Tước Bảo Chấn cho đúng danh hiệu của hoàng tộc. Nhưng vì vua Minh Mạng đặt tên các chi trong hoàng tộc theo ký tự của một bài thơ, nên anh có tên là Bảo Chấn.
Là con trưởng, ngay từ bé anh đã được bố hướng vào con đường khác không dính dáng gì đến âm nhạc. Anh học trường dòng, chỉ học tốt thì cuối tuần mới được cho phép về nhà thăm gia đình. Có lần trước khi được đưa về nhà, bố anh có tạt ngang Trường Quốc gia Âm nhạc Huế để đón Bảo Phúc (em kế của anh) về chung, đó là giờ học tấu nhạc.
Trong lúc cả lớp tấu nhạc bằng tay sai, thì trước lớp, có cậu bé “vừa lùn vừa béo” nhịp tay không sai một nốt. Thấy Bảo Chấn có năng khiếu, thầy dạy nhạc hôm ấy đã thuyết phục bố anh cho anh theo học âm nhạc. Vậy là song song với học văn hóa (ngày đó, muốn tốt nghiệp trường âm nhạc phải có bằng tú tài 1) Bảo Chấn vừa theo học nhạc lý.
Năm 1966, cả nhà anh dời vào Sài Gòn lần thứ hai. Trước đó, anh cũng đã theo gia đình vào đây năm 1960, nhưng gặp phải chuyện buồn, bố anh quyết định đưa cả nhà về lại Huế. Năm 18 tuổi, anh tốt nghiệp Trường Quốc gia Âm nhạc Huế. Theo quy định của trường, muốn nhận bằng, Bảo Chấn phải có hai năm kinh nghiệm giảng dạy. Vậy là anh đi dạy. Tối chơi đàn tại các tụ điểm ca nhạc, ráng đi dạy chờ đủ chuẩn lấy bằng.
Đất nước thống nhất, Bảo Chấn loay hoay tìm lối đi cho riêng mình. Vì nhiều lý do, tiền kiếm được từ nghề đã không còn như trước.
Anh lê la qua từng đoàn hát để nộp đơn thi tuyển, mong kiếm được một suất biên chế trong đoàn. Những ngày khốn khó cứ dồn dập mãi cho đến khi đoàn Bông Sen đồng ý nhận anh về làm nhạc công, sau 3 năm kể từ ngày Bảo Chấn nộp đơn xin việc. Có lúc, anh đã tính đi học lại trường âm nhạc, học như một cứu cánh. Nhưng rồi sau đó nghĩ không lẽ mình học lại từ nốt nhạc đầu nên thôi.
Làm việc trong đoàn Bông Sen nên anh có dịp gặp chị - người vợ của anh bây giờ. Thời đó, chị làm việc ở Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu. Thi thoảng, chị cũng làm MC cho các chương trình chiếu phim lớn, anh đệm đàn. Một người nói, một người dạo nhạc, rồi thích nhau lúc nào không hay.
Con đường Duy Tân ngày trước (nay là đường Phạm Ngọc Thạch, TP HCM) thường được ví như là một “Hội quán văn nghệ sĩ lưu động”. Phía bên kia đường là quán nhậu với nhiều khách thân quen là các ca sĩ. Bên này đường là dãy cà phê cóc, nước mía với: Đỗ Trung Quân, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Ngọc Thiện... Cũng con đường này là nhân chứng cho tình yêu của anh chị.
Trước khi Bảo Chấn tham gia viết nhạc (cách nói của anh là làm nhạc trẻ), anh với Dương Thụ, người bạn rất thân, cùng nhau thành lập ban nhạc trẻ có tên là Trống Đồng với nhiều “tay” rất cự phách là thành viên ban nhạc. Trống Đồng giờ là trung tâm ca nhạc nổi tiếng ở TP HCM. Sau ba tháng luyện tập, nhóm Trống Đồng trình diễn ở Sân khấu 126 để ra mắt khán giả. Ngay đêm diễn đầu tiên, khán giả đã đông đến mức gây kẹt xe cứng cả khu vực bùng binh Dân Chủ. Tên của nhóm nhạc nổi như cồn.
Trước đó, do các nhóm nhạc tại TP HCM phát triển quá nhanh và rầm rộ, tạo nên sự quan ngại cho cơ quan quản lý. Hơn nữa, nhiều nhóm nhạc chơi “bắt chước” rất giỏi, nhưng lại không có bản sắc riêng. Vậy là có lệnh, “nhóm nhạc nào muốn chơi tiếp phải viết được ca khúc”.
Để được chơi nhạc, ngay trong đêm, Bảo Chấn đã viết xong Bài ca chưa viết hết lời và sáng hôm sau đem đi trình duyệt. Trống Đồng đủ tiêu chuẩn để chơi tiếp. Nhưng, chưa được bao lâu, cả nhóm nhận được quyết định phải giải thể. Rồi anh làm nhạc trẻ, làm rất nghiêm túc. Bảo Chấn tự nhận ngay từ thời niên thiếu anh rất “mỏng mảnh” trong tính cách. Thế nên, Chấn làm nhạc không phải vì kinh tế. Anh nói viết ca khúc ra mà có người hát là sướng lắm rồi.
Cũng từ cái tính “mỏng mảnh” này, mà những Việt Anh, Quốc Bảo, Trần Lập, Kim Ngọc... đã được anh phát hiện và dìu dắt. Thời sung sức, Bảo Chấn viết nhiều ca khúc thuộc thể loại nhạc trẻ. Cứ tưởng, thời của Bảo Chấn đã đến. Đột ngột, anh “dính” vào "cơn bão đạo nhạc”. Chấn sốc, sốc rất nặng. Sốc đến mức phải vào bệnh viện nằm dưỡng sức.
Ca khúc nổi tiếng "Tình thôi xót xa" của Bảo Chấn bị phát hiện là "copy" từ ca khúc Frontier của tác giả Keiko Matsui (Nhật Bản). Vụ việc này đã gây chấn động lớn trong làng âm nhạc Việt Nam. Sau sự kiện đó, anh chia tay sân khấu không một lời tạm biệt. Anh đi khắp đất nước Việt Nam, đi Mỹ, châu Âu, vừa để thực hiện ước mơ từ thuở nhỏ, vừa khám phá và vừa... giải thoát.
Các album đã phát hành: Nghe mưa 1, Nghe mưa 2 (chung với nhạc sĩ Dương Thụ), Về với anh, Biển chờ (album riêng). Các sáng tác tiêu biểu: Về với anh, Hoa cỏ mùa xuân, Nỗi nhớ dịu êm, Nơi ấy bình yên, Bên em là biển rộng...
Trong CD "Q+B" mới phát hành của nhạc sĩ Quốc Bảo bất ngờ có sự xuất hiện của nhạc sĩ Bảo Chấn trong vai trò... ca sĩ (song ca với Mai Khôi). Lý giải về việc trở thành ca sĩ bất đắc dĩ này, anh đã bật mí rằng mình bị... lừa. "Lúc đầu, Quốc Bảo chỉ mời tôi hát thử, hát chơi chứ cũng chẳng nói là sẽ thu. Nghe thấy vậy thì tôi cũng hát thôi. Thế nào cuối cùng, tôi lại thấy tên mình trên bìa đĩa," nhạc sĩ Bảo Chấn vui vẻ nói.
Ghi chú về tiểu sử Bảo Chấn
Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Bảo Chấn với đầy đủ thông tin về ngày sinh, tên thật, quê quán, ảnh nhạc sĩ cũng như các sáng tác của nhạc sĩ được cập nhật liên tục trên loibaihat.biz.
Nếu thông tin bị sai hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp cho quản trị website qua phần comment hoặc gửi email.
Từ khóa: Tiểu sử Bảo Chấn, tieu su Bao Chan, Bao Chan profile, ảnh nhạc sĩ Bảo Chấn.